Càng béo càng yếu 'chuyện ấy', sự thật thế nào?

Thiên Lan
Thiên Lan
19/02/2023 00:06 GMT+7

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ vô sinh gia tăng nhanh chóng và trong những năm gần đây, béo phì đã nổi lên như một trong những nguyên nhân quan trọng ở cả phụ nữ và nam giới bên cạnh các yếu tố khác.


Béo phì có thể dẫn đến số lượng tinh trùng thấp, rối loạn chức năng cương dương và giảm ham muốn ở nam giới.

Cân nặng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới như thế nào?

Có lẽ nhiều người có thể chưa biết tác hại của béo phì hoặc thừa cân đối với khả năng sinh sản và sức khỏe của con cái họ.

Có thật càng béo càng yếu 'chuyện ấy'? - Ảnh 1.

Béo phì đã nổi lên như một trong những nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở cả phụ nữ và nam giới

SHUTTERSTOCK

Testosterone là loại hoóc môn cần thiết cho quá trình sản xuất và phát triển tinh trùng trưởng thành. Các tế bào mỡ có thể trực tiếp làm giảm nồng độ testosterone, từ đó làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, ham muốn tình dục và chức năng cương, theo trang tin sức khỏe Healthy Male.

Nam giới thừa cân tăng 11% nguy cơ có lượng tinh trùng ít và tăng đến 39% nguy cơ không có tinh trùng.

Đàn ông béo phì tăng đến 42% nguy cơ bị ít tinh trùng và tăng đến 81% nguy cơ không có tinh trùng, theo Healthy Male.

Giảm cân giúp cải thiện đáng kể

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người đàn ông béo phì đã cải thiện chất lượng tinh dịch nếu họ giảm cân bằng chế độ ăn ít calo trong 8 tuần và duy trì việc giảm cân. Những người giảm trung bình 16,5kg, đã tăng số lượng tinh trùng lên 40%. Mức tăng này kéo dài trong một năm ở những người giảm cân, theo Healthy Male.

Đối với phụ nữ thì sao?

Nghiên cứu cho thấy 58,3% phụ nữ trong nhóm béo phì không hài lòng với đời sống tình dục so với chỉ 6,7% ở nhóm không béo phì.

Có thật càng béo càng yếu 'chuyện ấy'? - Ảnh 2.

Béo phì có thể dẫn đến số lượng tinh trùng thấp, rối loạn chức năng cương dương và giảm ham muốn ở nam giới

SHUTTERSTOCK

46,7% phụ nữ béo phì cho biết ham muốn tăng lên sau khi giảm cân, đặc biệt ở phụ nữ béo phì độ II con số này lên tới 63,2%, theo chuyên trang sức khỏe Humanandrology.

Tiến sĩ Aparna Govil Bhasker, chuyên gia tư vấn về béo phì tại Bệnh viện Chuyên khoa Saifee (Ấn Độ), đã nhấn mạnh tác hại của béo phì đối với sức khỏe sinh sản và cho biết: Phụ nữ béo phì có xu hướng kháng insulin, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) khiến kinh nguyệt không đều. PCOS cũng làm tăng nồng độ nhiều loại hoóc môn, từ đó tác động tiêu cực làm suy tuyến yên, dẫn đến vô sinh, theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ).

Cô Bhasker lưu ý: Các nghiên cứu hiện đã chứng minh rằng việc giảm cân có tác động tích cực đến khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.