“Nếu xung đột nảy sinh… hậu quả sẽ là khổng lồ đối với thương mại thế giới”, giám đốc chương trình châu Á và Trung Quốc Francois Godement tại Hội đồng về quan hệ đối ngoại châu Âu cho hay, theo CNBC.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch đồng thuận với ý kiến trên bằng cách cảnh báo: “Các tác động kinh tế tiềm năng của nhiều rủi ro địa chính trị ở châu Á có thể nghiêm trọng nếu các diễn biến đột ngột leo thang”.
Báo cáo của Fitch được công bố sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông. Các cá nhân trong ngành vận tải 5.000 tỉ USD của khu vực hiện đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình Biển Đông.
Vùng biển này là đoạn giao thương quan trọng đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác ở rìa phía tây Thái Bình Dương, có vai trò như con đường thương mại lớn nhất nối các thị trường trọng yếu ở Mỹ, châu Âu và nhiều nơi khác. Hơn 5.000 tỉ USD vận chuyển thương mại đi qua khu vực này mỗi năm, theo tờ The Wall Street Journal. Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu cho Mỹ chiếm 1.200 tỉ USD trong số này. Vùng nước cho phép hàng hóa nội địa, dầu mỏ và nguyên liệu thô được chuyển đến các điểm đến trên toàn thế giới.
Việc thay đổi lộ trình trên Biển Đông để tránh một cuộc xung đột có thể khiến các hãng vận chuyển tốn nhiều tiền hơn. Khoảng cách đi lên cũng đồng nghĩa với việc chi phí nhiên liệu tăng.
Phó giám đốc Simon Lockwood tại hãng Willis Towers Watson cho rằng sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở khu vực như thế này khó có thể ảnh hưởng bất lợi đến những con tàu thương mại, song bổ sung rằng sự chuyển dịch này không đồng nghĩa với việc tâm lý thù địch gia tăng.
tin liên quan
Dân Trung Quốc tẩy chay hàng Mỹ, Philippines sau phán quyết 'đường lưỡi bò'Các thương hiệu Mỹ như KFC, iPhone, McDonald’s... đang bị dân Trung Quốc tẩy chay sau phán quyết bác bỏ 'đường lưỡi bò' của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan).
Bình luận (0)