|
Cháu bé được gia đình đưa đến trạm y tế xã, sau đó được chuyển lên BV huyện Phú Xuyên rồi chuyển tiếp đến BV Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, tím tái, nhịp tim đập nhanh, co giật… Sau khi được cấp cứu kịp thời, cháu bé đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định, may mắn không bị di chứng.
Thông tin từ BV Hoài Đức, Hà Nội cho biết, năm nay BV chưa phải tiếp nhận ca nào bị đuối nước, nhưng hè năm ngoái đã từng tiếp nhận một bé vào cấp cứu do đuối nước tại bể bơi. Mặc dù cháu bé được nhân viên cứu hộ của bể bơi sơ cứu trước khi đưa đến BV nhưng vẫn bị tử vong.
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, các năm gần đây trẻ bị đuối nước có giảm hơn nhưng tình trạng này vẫn xảy ra vào dịp hè. Nguyên nhân đuối nước do trẻ bị ngã xuống ao, hồ, sông ngòi khi mải chơi, chạy trên bờ. Ngay cả trẻ biết bơi vẫn có thể bị nguy hiểm khi bị chuột rút hoặc sa phải các hố sâu. Bác sĩ Dũng lưu ý: “Việc quan trọng nhất khi trẻ bị đuối nước là lập tức được sơ cứu đúng để khai thông đường thở, kiểm tra mũi, miệng trẻ xem có dị vật hay không; dùng các thủ thuật hô hấp nhân tạo, đẩy nước ra ngoài và lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất”.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, tại các bể bơi, nhân viên cứu hộ, giám sát cần có kỹ năng về sơ cấp cứu khi xảy ra đuối nước. Việc chậm trễ hoặc xử trí không đúng cách có thể khiến nạn nhân tử vong hoặc bị di chứng não do tình trạng ngạt nước.
Liên Châu
>> Một học sinh bị đuối nước
>> 5 đứa trẻ bị đuối nước thương tâm
>> Hỗ trợ gia đình 3 học sinh bị đuối nước
>> Phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em.
>> Nỗi lo đuối nước ở trẻ em
>> Huấn luyện chống đuối nước
Bình luận (0)