Xu hướng này đang trở thành tâm điểm truyền thông và giới chuyên gia ở Ấn Độ, theo CNN.
Mới đây, một thanh niên 26 tuổi đã đến trung tâm cai nghiện công nghệ SHUT tại thành phố Bangalore tìm kiếm sự giúp đỡ.
Người này thừa nhận rằng bản thân xem video, phim trên mạng 7-10 giờ liên tục mỗi ngày và cảm thấy bị xa lánh thế giới bên ngoài, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Tiến sĩ Manoj Sharma, chuyên gia tâm lý học của SHUT, cho biết triệu chứng của thanh niên này giống những trường hợp nghiện mạng xã hội và game online mới đây đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách những chứng bệnh rối loạn tâm thần. Trung tâm SHUT, chuyên điều trị cho những người bị nghiện mạng xã hội, điện thoại thông minh và game online, đang nỗ lực hết mình hỗ trợ trường hợp này.
tin liên quan
Các nước xử phạt tội lái xe khi say rượu như thế nào?Theo tiến sĩ Sharma, các bệnh nhân như thanh niên kể trên bị nghiện xem phim vì nó giúp họ quên đi sự thật, dần dần bị lạm dụng để né tránh những sự căng thẳng trong cuộc sống.
Khánh thành vào năm 2014, trung tâm SHUT mỗi tuần tiếp nhận ít nhất 10 người bị nghiện công nghệ bao gồm game, mạng xã hội, phim khiêu dâm và internet. Đa số bệnh nhân là các nam thanh thiếu niên trong độ tuổi 18-21, dán mắt vào màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh ít nhất 14 giờ mỗi ngày.
Các chuyên gia chỉ ra rằng chứng nghiện công nghệ xuất phát từ dopamine. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh gây hưng phấn trong não. Các chất kích thích như ma túy sẽ kích não sản sinh ra nhiều dopamine. Chất này cũng được sản sinh tương tự lúc sử dụng thiết bị công nghệ, dùng mạng xã hội, xem phim… dẫn đến gây nghiện.
Trong nghiên cứu với các bệnh nhân mới công bố, tiến sĩ Sharma phát hiện những người bị nghiện phim online và công nghệ nói chung có thể cai nghiện bằng cách thực hiện những nhiệm vụ và việc gì khác.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn cho biết nghiện internet vẫn là tình trạng đáng báo động đối với giới trẻ.
Bình luận (0)