Những lời đề nghị mua lại thẻ ATM nhan nhản khắp các diễn đàn mạng xã hội. Tuy nhiên dân mạng cần nói “không” khi gặp trường hợp này.
Nếu không có nhu cầu sử dụng thì liên hệ ngân hàng hủy hoặc khóa thẻ, chứ đừng bán lại
thẻ ATM - Ảnh: AFP |
Thẻ gì cũng mua
|
Nếu như thành viên tieptucsss viết trên trang sinhvienit.net rằng bản thân chưa đủ 18 tuổi nên không đủ điều kiện mở thẻ, chính vì thế rất cần để mua lại thẻ ATM thì thành viên binhdqvt đăng tin mua lại tất cả các loại thẻ ATM mà mọi người không có nhu cầu sử dụng, hay chỉ còn 50.000 đồng tiền giữ thẻ. Tương tự, trong fan page “Cần mua thẻ ATM” trên Facebook, có thành viên tên Cường đăng thông báo công khai, cho biết đang có nhu cầu mua một số lượng thẻ rút tiền. Thông báo này đã thu hút gần 2.000 lượt like.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người này mua thẻ ATM của bất kỳ ngân hàng nào, cả những loại thẻ visa lẫn master.
Không ít dân mạng sau khi thấy thông tin này đã vội liên lạc để bán lại thẻ. Có người nhắn: “Mình có hai thẻ ATM không sử dụng, giá cả thế nào vậy?”, hoặc: “Mình có vài thẻ ATM vẫn chưa đổi mã pin luôn. Bạn có nhu cầu thì liên hệ số điện thoại… để mua lại nhé”. Một thành viên tên N.Đ lý giải nguyên do bán lại thẻ của mình: “Mình có mà cả vài năm không xài, để không cũng phí, thôi thì bán đi lại được tiền”.
Mức giá mua dao động từ 100.000 - 800.000 đồng/thẻ ATM. Tuy nhiên, nếu biết người có thẻ muốn bán nhưng chưa đồng ý giá mua đưa ra, những người mua lập tức thương lượng với giá có khi lên đến cả triệu đồng/thẻ. Với những người có thẻ ATM và có ý định bán đi nhưng đang còn lăn tăn “không biết bán thẻ đi có ảnh hưởng gì đến bản thân không” thì người mua lập tức trấn an bằng cách khẳng định chắc nịch: “Mình đảm bảo là sẽ không có liên quan gì đến chủ thẻ cả”. Tuy nhiên, với phần lớn dân mạng khi bắt gặp những lời rao này lập tức hỏi lại: “Ủa tại sao không tự đi làm thẻ mà phải mua lại?”, thành viên key_van bắt bẻ trên trang thamhue.com. Thành viên duyphuong thì dò hỏi: “Chỉ cần đem chứng minh nhân dân ra các ngân hàng làm thì sẽ có ATM thôi. Mà sao lại hỏi mua tất cả các loại thẻ vậy, lẽ nào có nhu cầu sử dụng rộng rãi đến thế sao?”. Nhìn chung, hầu hết đều lắc đầu bày tỏ sự ngạc nhiên: “Cái này ngộ thật. Ngay cả thẻ ATM mà cũng có vụ mua bán nữa hả?”. Nhiều người chẳng hiểu mua để làm gì.
Coi chừng tiếp tay cho lừa đảo
Trên Facebook, thành viên Hoang Viet cho rằng việc làm thẻ ATM hiện nay không khó, các ngân hàng luôn mong muốn thu hút khách hàng tham gia mở thẻ. Sở dĩ có tình trạng rao mua lại thẻ như hiện nay có khả năng là sử dụng thẻ với mục đích lừa đảo người khác chuyển tiền vào. Ý kiến này được nhiều người bấm like.
Nhận định này càng có cơ sở khi ngày 9.10.2014, Công an TP.HCM phối hợp cùng Công an Đồng Nai bắt giam 4 người để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Những người này đã lập tài khoản trên mạng xã hội Facebook để thu mua các tài khoản ATM của nhiều người rồi bán lại cho các băng nhóm do người Đài Loan hoặc Trung Quốc cầm đầu, họ dùng công nghệ cao giả cảnh sát để gọi điện lừa đảo, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản ATM đã mua…
“Không thể tiếp tay cho tội phạm, đồng thời là tránh rủi ro cho bản thân. Vì thế không nên bán thẻ ATM của mình cho người khác”, thành viên Vũ Anh nhắc nhở mọi người trên Facebook như vậy.
Không ít dân mạng sau khi thấy thông tin này đã vội liên lạc để bán lại thẻ. Có người nhắn: “Mình có hai thẻ ATM không sử dụng, giá cả thế nào vậy?”, hoặc: “Mình có vài thẻ ATM vẫn chưa đổi mã pin luôn. Bạn có nhu cầu thì liên hệ số điện thoại… để mua lại nhé”. Một thành viên tên N.Đ lý giải nguyên do bán lại thẻ của mình: “Mình có mà cả vài năm không xài, để không cũng phí, thôi thì bán đi lại được tiền”.
Mức giá mua dao động từ 100.000 - 800.000 đồng/thẻ ATM. Tuy nhiên, nếu biết người có thẻ muốn bán nhưng chưa đồng ý giá mua đưa ra, những người mua lập tức thương lượng với giá có khi lên đến cả triệu đồng/thẻ. Với những người có thẻ ATM và có ý định bán đi nhưng đang còn lăn tăn “không biết bán thẻ đi có ảnh hưởng gì đến bản thân không” thì người mua lập tức trấn an bằng cách khẳng định chắc nịch: “Mình đảm bảo là sẽ không có liên quan gì đến chủ thẻ cả”. Tuy nhiên, với phần lớn dân mạng khi bắt gặp những lời rao này lập tức hỏi lại: “Ủa tại sao không tự đi làm thẻ mà phải mua lại?”, thành viên key_van bắt bẻ trên trang thamhue.com. Thành viên duyphuong thì dò hỏi: “Chỉ cần đem chứng minh nhân dân ra các ngân hàng làm thì sẽ có ATM thôi. Mà sao lại hỏi mua tất cả các loại thẻ vậy, lẽ nào có nhu cầu sử dụng rộng rãi đến thế sao?”. Nhìn chung, hầu hết đều lắc đầu bày tỏ sự ngạc nhiên: “Cái này ngộ thật. Ngay cả thẻ ATM mà cũng có vụ mua bán nữa hả?”. Nhiều người chẳng hiểu mua để làm gì.
Coi chừng tiếp tay cho lừa đảo
Trên Facebook, thành viên Hoang Viet cho rằng việc làm thẻ ATM hiện nay không khó, các ngân hàng luôn mong muốn thu hút khách hàng tham gia mở thẻ. Sở dĩ có tình trạng rao mua lại thẻ như hiện nay có khả năng là sử dụng thẻ với mục đích lừa đảo người khác chuyển tiền vào. Ý kiến này được nhiều người bấm like.
Nhận định này càng có cơ sở khi ngày 9.10.2014, Công an TP.HCM phối hợp cùng Công an Đồng Nai bắt giam 4 người để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Những người này đã lập tài khoản trên mạng xã hội Facebook để thu mua các tài khoản ATM của nhiều người rồi bán lại cho các băng nhóm do người Đài Loan hoặc Trung Quốc cầm đầu, họ dùng công nghệ cao giả cảnh sát để gọi điện lừa đảo, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản ATM đã mua…
“Không thể tiếp tay cho tội phạm, đồng thời là tránh rủi ro cho bản thân. Vì thế không nên bán thẻ ATM của mình cho người khác”, thành viên Vũ Anh nhắc nhở mọi người trên Facebook như vậy.
Bình luận
* “Trò gì mới chăng? Có gì bịp chăng”. (xoaixanh.muoi/ bien19.biz) * “Đừng bao giờ bán. Cẩn thận với chiêu này. Họ mua rồi đi lừa đảo là mình ở tù mọt gông vì khi thẻ ATM có dấu hiệu chuyển tiền, giao dịch bất hợp pháp thì chủ thẻ phải chịu trách nhiệm đấy”. (Trần An/ Facebook) * “Rao tin kiểu này là thấy vô lý quá. Ai đời thẻ ATM mà cũng mua. Chỉ có mua về thực hiện dụng ý xấu, lừa đảo tài chính thôi”. (Hà Sơn/Facebook) |
Bình luận (0)