Cảnh sát kỵ binh nhờ đâu vẫn có chỗ đứng trong đô thị hiện đại?
08/06/2020 22:07 GMT+7
Mọi quốc gia đều nỗ lực trang bị cho lực lượng cảnh sát những thiết bị hiện đại nhất. Vì vậy, cảnh sát hiện đại được trang bị nhiều phương tiện công nghệ cao như micro, camera quan sát, bộ đàm... Tuy nhiên, nhiều quốc gia phát triển vẫn duy trì một trong những phương thức hành pháp lâu đời nhất thế giới: đi tuần trên lưng ngựa.
Tự động phát
Đặc biệt tại nhiều thành phố lớn trong đó có New York, London, Berlin, Sydney, Toronto... hình ảnh cảnh sát kỵ binh vẫn rất phổ biến. Tại sao những thành phố hiện đại nhất thế giới vẫn còn giữ lực lượng kỵ binh? Hóa ra là có nhiều nguyên nhân hơn bạn nghĩ.
Kiểm soát đám đông chính là thế mạnh chính để cảnh kỵ binh vẫn còn hiện diện tại các thành phố lớn. Ngựa đem lại lợi thế đáng kể về chiều cao và giúp cảnh sát di chuyển nhanh chóng dễ dàng trong một đám đông lớn. Như vậy, viên cảnh sát trên lưng ngựa có được tầm nhìn rõ ràng hơn về tình hình.
|
kỵ binh được cho là đặc biệt hiệu quả trong nhiệm vụ giải tán đám đông bất kham, chẳng hạn như trong các trận bóng đá. Khi người hâm mộ hai đội bóng đụng độ với nhau, chỉ cần số ít cảnh sát kỵ binh là đã có thể ứng phó tình hình.
Ngựa là một loài động vật cao lớn, nên có thể đẩy bật người ra khỏi vị trí. Bên cạnh đó, con người có bản năng sợ các thực thể to lớn, nên cũng sợ bị ngựa giày lên. Nhiều người đang hăng máu có thể sẽ không sợ đụng độ với cảnh sát, nhưng khi phải đối mặt với một con ngựa, họ sẽ chần chừ.
Thực tế là, tại Anh, khoảng 3 hoặc 4 cảnh sát kỵ binh có thể giải tán đám đông nhanh chóng, sau khi hơn 20 cảnh sát thông thường mất kiểm soát tình hình. Ngoài ra, những cảnh sát thông thường cũng dễ nhận ra đồng đội kỵ binh của mình hơn trong đám đông và tiếp cận họ khi cần thiết
Bình luận (0)