Tăng cường dạy học tự chọn từ lớp 10
Năm học 2022 - 2023, lớp 10 cấp THPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới), bắt đầu giai đoạn “giáo dục định hướng nghề nghiệp”.
Mục tiêu giáo dục ở THPT thật sự thay đổi căn bản và toàn diện!
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021 |
Đậu tiến đạt |
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, bội dung giáo dục địa phương.
Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: nhóm môn khoa học xã hội: lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật; nhóm môn khoa học tự nhiên: vật lý, hoá học, sinh học; nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: công nghệ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc và mỹ thuật).
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ năm học tới, học sinh lớp 10 sẽ được chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.
Các trường THPT buộc phải thay đổi về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới, đáp ứng tối đa nhu cầu tự chọn của học sinh.
Tuyển sinh vào lớp 10 sao phải nhiều môn?
Việc dạy học thay đổi theo hướng tự chọn nên theo tôi việc tuyển sinh vào lớp 10 từ năm học tới trở đi và tuyển sinh vào đại học sau 3 năm nữa buộc phải thay đổi phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt ở THPT.
Vậy thì tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023 nên có bao nhiêu môn thi và cụ thể những môn thi nào?
Theo quy định, học sinh lớp 10 năm tới có thể không lựa chọn học 4 trong 6 môn lịch sử, địa lý, kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học. Vì vậy, kỳ thi vào lớp 10 sắp tới có nên chọn các môn này không?
Ví dụ, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022, Hà Nội quy định thi 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là: ngữ văn, toán và ngoại ngữ; môn thứ tư là một trong 6 môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, vật lý, hóa học, sinh học.
Môn thi thứ tư công bố vào thời điểm tháng 3 hàng năm, năm 2021 vừa qua môn thứ tư là môn lịch sử, được Sở GD-ĐT cho biết lựa chọn ngẫu nhiên.
Từ đầu năm học đến nay, do dịch bệnh nên hầu hết học sinh các cấp ở Hà Nội đều học theo hình thức trực tuyến, vì thực tế này, nhiều ý kiến đề nghị Hà Nội nên bỏ môn thi thứ tư hoặc công bố sớm môn thi này để giảm áp lực cho học sinh và các nhà trường.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu không có lý do vì dịch bệnh, câu hỏi đặt ra là cách thức lựa chọn và công bố môn thi thứ tư như Hà Nội đang áp dụng có còn phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới?
Từ cấp quốc gia đến các cơ sở giáo dục đang tích cực chuẩn bị cho một giai đoạn đặc thù, cuối bậc phổ thông: giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Do vậy, tư duy và hành động cần phải thay đổi căn bản, từ cách thức tuyển sinh cho đến quá trình tổ chức dạy học ở cấp THPT.
Bình luận (0)