Câu chuyện của cậu bé Trần Quốc Lộc (9 tuổi) trên báo Thanh Niên đã nhận được sự quan tâm hết sức lớn lao của cộng đồng, của chính quyền địa phương, đến nỗi mẹ con Lộc và bà con chòm xóm cũng không tưởng tượng nổi…
Sáng 11.12, PV Thanh Niên một lần nữa ra với căn nhà nhỏ tuềnh toàng, được dựng lên giữa rất nhiều ngôi mộ vây quanh của mẹ con Lộc (thôn Hà Trung, xã Gio Châu, H.Gio Linh, Quảng Trị). Nhưng khác với lần trước, ngôi nhà này như đã “lột xác” với đầy ắp đồ đạc, nhu yếu phẩm…
Câu chuyện của cậu bé 9 tuổi Trần Quốc Lộc, một mình tự sống hơn 700 đêm cô quạnh trong ngôi nhà trống hoác, giữa mộ bia mà Thanh Niên phản ánh đã chạm vào trái tim nhiều độc giả. Tin vui hơn khi sau nhiều tháng vào nam làm việc, mẹ em đã về nhà… với con.
Lộc đã đi chơi từ sáng, chỉ còn bà Trần Thị Nhàn (40 tuổi, mẹ của Lộc) ở nhà. Theo lời bà Nhàn kể lại, trong ngày hôm qua (10.12), sau khi PV Thanh Niên ra về, gia đình đã đón không dưới 30 đoàn từ thiện đến từ rất nhiều nơi. Có đoàn đi một vài người, có đoàn đi cả chục người. Đến nỗi, con đường bê tông chỉ chừng 3 m dẫn vào nhà Lộc có lúc bị tắc vì xe ô tô vào ra quá nhiều…
VIDEO: Lộc và gia đình đã đổi thay sau 1 đêm vì tấm lòng của nhiều người trên cả nước
Chiếc giường gỗ đắt tiền, đẹp đẽ cùng chăn gối tinh tươm được thay cho chiếc giường cũ kỹ trước đây của Lộc
Theo quan sát của Thanh Niên, mẹ con Lộc đã được cộng đồng chia sẻ rất lớn, họ mua rất nhiều vật dụng mang đến và có thể nói là trang bị cho Lộc đến “tận răng”. Ngôi nhà bé tẹo trước đây vốn chỉ có cái giường cũ và gian bếp nhỏ đủ để lo ăn và ngủ thì nay đã có: bàn học, chén bát, nồi cơm điện, quạt, tủ quần áo, quần áo, nồi niêu xoong chảo, mắm muối… Tất cả đều là đồ mới.
Từ ngày cha mất, mẹ đi làm biền biệt, trên đôi vai của Loan, nữ sinh viên năm tư là bà nội già yếu và bốn đứa em thơ dại… Đáng khâm phục hơn khi chỉ là nữ nhi nhưng Loan vẫn làm đủ mọi nghề: bứt cỏ thuê, bẻ đầu cá, bốc xi măng, bốc gạch, kéo xe…
Tủ áo quần, nồi cơm điện, chén bát...trong nhà Lộc đều được các nhà hảo tâm trang bị đầy đủ. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Chỉ riêng gạo và mì gói, Lộc và gia đình có thể trữ ăn vài tháng. Thậm chí, có nhà hảo tâm đã mua cả chiếc giường gỗ rộng 1,4 m rất đẹp, gồm cả nệm, ga trải giường và chăn ấm.
“Ngoài vật dụng ra thì mọi người cho tui tổng cộng hơn 4 triệu tiền mặt. Đêm qua, mấy mẹ con không sao ngủ được. Một phần vì quá bất ngờ vì được quan tâm quá lớn, phần nữa cũng lo vì cả đời chưa bao giờ ở trong nhà có khối tài sản lớn đến thế”, bà Nhàn nói.
Rất nhiều bà con chòm xóm cũng đến xem các nhà hảo tâm thăm mẹ con Lộc và khuyên nhủ bà Nhàn từ nay đừng bỏ con lăn lóc nữa kẻo phụ lòng của nhiều người quan tâm.
Ông Hồ Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Gio Châu cũng cho biết, trước nhiều diễn biến tại nhà Lộc, ngay trong ngày 10.12, chính quyền đã cử công an viên đến đây để nắm bắt tình hình, giúp đỡ việc tiếp nhận quà, đồng thời tuyên truyền các nhà hảo tâm không nên hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt. “Bà Nhàn bị bệnh nhẹ, lại có nhiều lời ra tiếng vào, nên chính quyền cũng rất lo về điều này”, ông Thanh trăn trở.
Trong khi các cơ quan chức năng còn đang lúng túng với thủ tục ngăn chặn, định tội danh hoặc phạt nhẹ với làm giấy tờ giả, thì kẻ gian vẫn tung hoành, gây khốn khổ cho biết bao khổ chủ.
Áo quần mới và sạch không còn là điều xa với với Lộc nữa. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Bản thân PV Thanh Niên cũng nhận được rất nhiều sự liên lạc của các nhà hảo tâm trong cả nước đề nghị được nhận Lộc làm con nuôi, cháu nuôi, lo ăn học cho Lộc suốt quãng đời. Ngoài ra, cũng có người đề xuất được lo phần cửa ngõ, đào giếng cho gia đình Lộc.
Video: Cậu bé 9 tuổi một mình trải qua 700 đêm cô quạnh
Bí thư Huyện ủy Gio Linh nói gì?
Cũng trong sáng 11.12, Bí thư Huyện ủy Gio Linh Trương Chí Trung cùng với Phó chủ tịch UBND huyện Gio Linh Dương Đức Hạnh đã đến tận nơi thăm mẹ con Lộc.
Tiếp xúc với Thanh Niên, ông Trung đã nói lời cảm ơn báo Thanh Niên, truyền thông đã phản ảnh về trường hợp của Lộc. Ông Trung bày tỏ rằng, chính quyền địa phương nguồn lực hạn chế mà trong huyện cũng có rất nhiều hoàn cảnh thương tâm nên nguồn lực phải chia sẻ, không thể dồn quá nhiều cho một trường hợp. “Sự chăm lo cho cháu Lộc trong thời gian qua không được như mong muốn”, ông Trung nói.
9 tuổi, bạn đã dám ngủ 1 mình? Thế mà cậu bé Trần Quốc Lộc đã có hơn 700 đêm như thế. Không cha mẹ, không anh em, Lộc lủi thủi, đơn chiếc một mình trông đêm đen, cô quanh giữa mộ bia.
Riêng gạo và mì gói của mọi người cho, gia đình Lộc có thể ăn được vài tháng. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Tuy nhiên, ông Trung cũng cho biết sau khi họp bàn với UBND xã Gio Châu, huyện sẽ triển khai một hệ thống giải pháp để xử lý câu chuyện của em Lộc một cách lâu dài. “Trước mắt, huyện sẽ rà soát để hoàn thành thủ tục xác nhận chủ quyền đất đai, bố trí nguồn lực để cải tạo nhà cửa cho mẹ con Lộc có điều kiện sống ổn định; xem xét tạo điều kiện cho gia đình có đất sản xuất. Huyện cũng sẽ liên lạc với các nhà tài trợ để hỗ trợ cháu Lộc lâu dài chứ không phải tài trợ một lần rồi thôi. Ngoài ra, nếu gia đình không đảm bảo nuôi dưỡng cháu và đồng ý thì huyện sẽ tìm nhà tài trợ lo cho cháu. Hiện, có một số nhà tài trợ đã đặt vấn đề với huyện rồi nhưng vấn đề gia đình có đồng ý hay không. Chắc chắn hoàn cảnh sống của Lộc sẽ được cải thiện sau hàng loạt việc làm này”, ông Trung nói.
Ông Trương Chí Trung (Bí thư Huyện ủy Gio Linh, giữa) tặng quà cho bà Nhàn (mẹ Lộc) và cho biết sẽ lo cho bà một công việc. ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Ngoài ra, ông Trung cũng cho biết sẽ đứng ra xin việc cho bà Nhàn (mẹ Lộc) và Toàn (anh trai Lộc), một công việc ngay tại địa phương Gio Linh để họ có điều kiện chăm sóc cho cậu bé tội nghiệp. Đồng thời, ông Trung mong báo Thanh Niên, cũng như các nhà tài trợ khác hãy cùng với chính quyền để có phương pháp giúp đỡ Lộc một cách hiệu quả, bền lâu, cho em trưởng thành.
Một cái kết thật đẹp đã xảy ra bởi điều kỳ diệu của lòng người. Nhưng cũng cần nói thêm một lần nữa, câu chuyện của Lộc mà Thanh Niên phản ánh không phải là câu chuyện than nghèo, kể khổ. Cái chúng tôi, những người làm báo mong muốn nhất chính là cậu bé 9 tuổi này phải được sống bên cạnh tình yêu thương của người thân, đặc biệt mà mẹ của em và sự quan tâm của những người có trách nhiệm.
Một cậu bé như em (chỉ mới 9 tuổi) xứng đáng và phải có được điều đó bởi em chỉ là một cậu bé con!
Bình luận (0)