• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Câu chuyện giáo dục: Cứ thế này thì bao giờ học sinh mới trưởng thành?

30/06/2021 09:32 GMT+7

Đầu giờ chiều 28.6, Sở GD-ĐT TP.HCM có thông báo khẩn gửi các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên trực thuộc về việc lấy ý kiến phụ huynh học sinh lớp 12 về thi tốt nghiệp THPT ngày 7 và 8.7 theo lịch của Bộ GD-ĐT.

Theo đó, phụ huynh sẽ chọn 1 trong 3 phương án mà sở đưa ra là “Phụ huynh yên tâm và đồng ý cho con thi...”; “Phụ huynh không yên tâm nhưng vẫn đồng ý cho con thi...” và “Phụ huynh không yên tâm và không đồng ý cho con thi...”.
Ở đây, tôi muốn bàn về đối tượng lẽ ra cần phải hỏi trong cuộc khảo sát này.
Tôi nghĩ giản đơn là trước khi chúng ta làm một việc gì đó, thì đối tượng được hỏi phải là chúng ta chứ không phải cha mẹ hoặc người khác về việc chúng ta làm việc ấy như thế nào, muốn hay không muốn làm việc ấy.
Theo thông tin trên báo chí thì có những gia đình các thành viên đã tranh luận nảy lửa việc cho con em mình thi  tốt nghiệp THPT hay không. Có phụ huynh cho biết con họ rất muốn đi thi vào đợt này mặc dù tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM đáng báo động và bản thân phụ huynh chưa muốn con thi đợt 1.
Có thể khi đặt vấn đề lấy ý kiến phụ huynh, các nhà quản lý nghĩ các em học sinh còn nhỏ, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm về mình. Thế nhưng tôi đoán khoảng 55 - 65% các em học sinh lớp 12 đến ngày 7.7.2021 sẽ tròn 18 tuổi - đủ tuổi chịu trách nhiệm về các hành động của mình.
Thiết nghĩ, nếu gần 2/3 số học sinh lớp 12 đã tròn 18 tuổi, đủ để chịu trách nhiệm với quyết định của mình, chả nhẽ không tự mình có câu trả lời mà các nhà quản lý phải hỏi cha mẹ các em?
Nếu vẫn phải bảo bọc thế này thì bao giờ các em học sinh Việt Nam mới trưởng thành ?
 
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.