Ngày 29.6, hai nhánh N1 và N2 cầu Nguyễn Văn Cừ chính thức thông xe sau 7 tháng thi công, giúp giảm ùn tắc giao thông giao lộ Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ. Người dân các Q.1, 5, 7, 8 có thể phần nào bớt sợ kẹt xe giờ tan tầm khi đi qua cây cầu này.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP.HCM hoan nghênh tinh thần làm việc của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn và các đơn vị thi công đã hoàn thành hai nhánh cầu vượt tiến độ 5 tháng, đảm bảo chất lượng, đúng thiết kế, an toàn trong quá trình thi công.
Hai nhánh N1 và N2 kết nối cầu Nguyễn Văn Cừ với đại lộ Võ Văn Kiệt đi vào hoạt động góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông các khu vực giao lộ giữa đường Võ Văn Kiệt và Trần Hưng Đạo (dưới chân cầu), hiện là một trong 37 điểm nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông của TP.
VIDEO: Hai nhánh cầu vượt Nguyễn Văn Cừ thông xe, giảm áp lực kẹt xe khu trung tâm
Đồng thời, hai nhánh cầu tạo thuận lợi cho các luồng giao thông lưu thông qua khu vực từ Q.1 - Q.5 sang Q.7 - Q.8, vùng Nam Sài Gòn và ngược lại. Nâng cao năng lực khai thác trục đại lộ Võ Văn Kiệt - hầm Thủ Thiêm và Mai Chí Thọ (Q.2).
Sau 5 tháng thi công, cầu vượt thép dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) và cầu vượt ngang vòng xoay Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng để tiến hành khánh thành ngày 3.7.
Theo đó, nhánh N1 dẫn từ đường Võ Văn Kiệt (phía Q.5) dẫn lên cầu Nguyễn Văn Cừ đi về hướng Q.8 và Q.4 có chiều dài 167,09m, rộng 6,5m, đáp ứng một làn xe hỗn hợp; nhánh cầu N2 từ cầu Nguyễn Văn Cừ hướng xuống đại lộ Võ Văn Kiệt (Q.1) dài 142,15m. Tốc độ lưu thông cho phép hai nhánh cầu là 30 km/giờ.
Ngoài ra dưới dạ cầu, đơn vị thi công cũng đang triển khai xây dựng một đường giao thông dài 606,61m, rộng 6m dọc bờ rạch Bến Nghé cho hai làn xe gắn máy lưu thông; xây hệ thống cống thoát nước dọc ra rạch Bến Nghé qua cửa xả hiện hữu, dự kiến hoàn thành cuối tháng 8.2017.
Theo ghi nhận của Thanh Niên từ hôm qua, cả hai mặt nhánh N1 và N2 cầu Nguyễn Văn Cừ, hàng chục công nhân đang tất bật quét dọn, thu gom vật liệu và công cụ xây dựng. Những vết bẩn do nhựa đường còn bám lại hai bên thành cầu cũng được đội công nhân dùng giấy nhám chà sạch.
Đồng thời, những trụ thép giàn giáo thi công dưới chân cầu cũng được đơn vị thi công cử lực lượng sử dụng mỏ hàn cắt hơi tháo rời và cẩu đi nơi khác.
Những lát cắt thép cuối cùng trên hai nhánh cầu vượt Nguyễn Văn Cừ trước lễ khánh thành ẢNH: AN HUY
'Kênh 19.5 ô nhiễm nhiều năm qua do bùn đọng dưới đáy quá dày không dọn vớt hết được, thời gian qua phường chỉ vớt được rác trên bề mặt kênh', ông Lê Minh Hiếu, Phó chủ tịch UBND P.Bình Hưng Hòa nói.
Nhân viên cây xanh cũng đang chỉnh trang lại mảng xanh dưới chân nhánh cầu N1 ẢNH: AN HUY
Ngày cuối cùng trước lễ thông xe nên mọi hoạt động diễn ra hết sức khẩn trương ẢNH: AN HUY
Một công nhân đang cắt những thanh thép còn nhô ra khỏi mặt cầu Nguyễn Văn Cừ chiều 28.6 ẢNH: AN HUY
Nhánh N1 cầu Nguyễn Văn Cừ uốn lượn trước lễ khánh thành, thông xe kỹ thuật ẢNH: AN HUY
Một công nhân đang chà những vết nhựa đường còn bám lại hai bên thành cầu, để cây cầu sạch đẹp nhất trước lễ khánh thành ẢNH: AN HUY
Hai nhánh N1, N2 cầu Nguyễn Văn Cừ hoàn thành trước thời hạn 5 tháng so với thời gian quy định ẢNH: AN HUY
Khi đưa vào sử dụng, phương tiện các hướng từ quận 7, quận 8 hướng về trung tâm TP sẽ không còn tiếp diễn cảnh ùn ứ kéo dài trên cầu Nguyễn Văn Cừ ẢNH: AN HUY
Công nhân đang đổ hắc ín vào những vết hở trên nền mặt nhánh cầu N2 ẢNH: AN HUY
Hai nhánh N1 và N2 cầu Nguyễn Văn Cừ kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ùn ứ giao thông khu vực thời gian qua ẢNH: AN HUY
Những mũi khoan chọc thủng nền bê tông bắt ốc vít, lắp lan can cầu cuối cùng ngày 28.6 ẢNH: AN HUY
Đội thi công đang hoàn thành những công đoạn nhỏ cuối cùng trên nhánh cầu N1 ẢNH: AN HUY
Một công nhân dùng mỏ hàn cắt hơi tháo những trụ giàn giáo thép cuối cùng dưới chân nhánh cầu N1 ẢNH: AN HUY
Thời gian gần đây, nhiều người dân sống ở P.7, Q.8 (TP.HCM) phản ánh đến Báo Thanh Niên về việc đơn vị thi công công trình cống ngăn triều Phú Định (nằm trong chương trình chống ngập của TP.HCM) làm nứt nhiều nhà dân, khiến người dân phập phồng lo sợ...
Bình luận (0)