Cách đây vài năm, trước giữa sự “đổ bộ” của gốm Nhật cùng gốm Anh, gốm Biên Hòa - một trong những loại gốm của miền Nam VN tưởng chừng như bị bỏ quên. Đúng lúc ấy, sự xuất hiện của những sản phẩm mang thương hiệu Yên Lam như một cơn gió mát khiến cho nhiều người yêu gốm Việt phải ngẩn ngơ.
Người ta có thể tìm thấy được những sản phẩm được phục chế từ gốm Biên Hòa xa xưa và cả những tác phẩm gốm đương đại. Người đứng đằng sau Yên Lam chính là chàng trai chỉ vừa bước qua tuổi 30 - Hoàng Hải.
Phương châm của 3 thành viên sáng lập Pipe Handmade đơn giản là 'làm điều mình thích, thích điều mình làm' nên từng chiếc đèn trang trí từ ống nước bằng sắt - sản phẩm của họ, được gia công tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Yêu gốm Biên Hòa từ lúc nhỏ
Giữa không gian chứa đầy gốm sứ của VN, Hoàng Hải kể: “Nhà tôi ở khu vực Q.5 (TP.HCM), cả con đường chỉ toàn bán gốm. Từ lúc còn bé xíu tôi đã tiếp xúc với gốm rồi. Không biết tại sao tôi lại dành rất nhiều tình cảm cho gốm Biên Hòa. Sờ vào tác phẩm gốm Biên Hòa thấy thích lắm".
"Khác với các loại gốm khác, gốm Biên Hòa cầm rất nặng tay, cho người ta cảm giác chắc chắn. Như chiếc bình bát hoa này, tuy men gốm có nhiều màu khác nhau nhưng được phối rất hài hòa. Cùng một tông nên nhìn rất mát mắt”.
|
Theo anh, gốm Biên Hòa được gọi là gốm xưa chứ không phải là gốm cổ. “Gốm Biên Hòa là “đứa con lai” giữa gốm Cây Mai (Sài Gòn xưa) và gốm nước Pháp. Thế nhưng, gốm Biên Hòa là một dòng gốm rất riêng, không lẫn với bất kỳ dòng gốm nào của VN và thế giới. Nếu lấy đất từ vùng đất khác thì không thể nào nung ra được màu men giống như màu men của gốm sứ được làm tại Biên Hòa.
Người đàn ông đánh thức... ve chai
Đèn chùm, đồng hồ, kệ sách, bàn ghế, giường ngủ..., hầu hết vật dụng trong nhà anh Đinh Nguyên Bình đều được tái chế từ vỏ chai vô cùng độc đáo.
Màu men xanh đồng đặc trưng, men nâu óng ánh như mật ong, men cát thô ráp, men lam coban sâu thẫm, những đường khắc nét, trạm trổ đầy tinh tế và tài hoa… của gốm Biên Hòa khiến biết bao nhiêu tín đồ say mê. Năm 2014, với mong muốn đưa dòng gốm này trở lại, Yên Lam đã hợp tác với các nghệ nhân lão thành từng một thời làm việc trong các xưởng gốm Biên Hòa xưa để phục chế dòng gốm mỹ nghệ của Biên Hòa”, anh cho biết.
|
Tìm và thuyết phục được những nghệ nhân lớn tuổi để phục chế gốm Biên Hòa không phải là việc dễ dàng. Bởi, phần lớn họ đã ở cái tuổi mắt không còn tinh tường, tay chân không còn nhanh nhẹn. Thêm vào đó, họ chỉ có thể làm được ở nhà, với số lượng cực kỳ ít.
“Một vài màu men của gốm Biên Hòa gần như đã mất luôn công thức chế tạo nên muốn phục dựng lại là chuyện gần như không thể. Một số người lại không thích truyền nghề cho người bên ngoài mà chỉ muốn truyền cho con cháu. Con cháu của họ thì không thích làm gốm, nên dẫn đến tình trạng thất truyền”, anh Hoàng Hải kể về những ngày đầu tìm cách phục chế gốm Biên Hòa.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì bạn chẳng thể nào tin được đó là tranh vẽ. Thú chơi vẽ cá cảnh 3D đang thu hút nhiều bạn trẻ vì họ không chỉ thể hiện được tính sáng tạo mà còn tìm được cách giải trí lành mạnh.
Khó khăn là vậy nhưng cũng không khiến anh chàng này nản lòng. Anh không bao giờ quên hành trình đi đến từng lò gốm, tìm nhà từng nghệ nhân. Để rồi hành trình ấy mang lại những kết quả tuyệt vời. Tới Yên Lam, người ta được ngắm nhìn những chiếc đĩa gốm Biên Hòa to có thể treo lên tường trang trí như những bức tranh với các đường nét chạm trổ hoa văn tinh xảo hoặc tượng Phật, Phúc Lộc Thọ…
|
Tìm đường cho nghệ nhân gốm Việt
Bên cạnh những sản phẩm được phục dựng theo đúng nguyên bản, Yên Lam còn trình làng những sản phẩm gốm hiện đại phảng phất chút hình dáng của gốm Biên Hòa xưa.
Chỉ tay vào chiếc bình hoa, anh Hoàng Hải cho biết: “Chiếc bình này được tôi thiết kế dựa trên kiểu dáng của gốm Biên Hòa xưa. Có một số sản phẩm khi thiết kế lại với màu men thay đổi một chút, hoặc kiểu dáng nhỏ hơn… sẽ phù hợp với nội thất hiện đại. Người mua gốm cũng dễ dàng chọn để phù hợp với không gian gia đình”.
|
Trong câu chuyện về các nghệ nhân ở Yên Lam, anh Hoàng Hải dành rất nhiều lời khen cho chị Nguyễn Thị Dũng. Anh cho biết chị là người tạo nên dòng gốm vuốt tay ở Yên Lam. Người phụ nữ này đã trải nghiệm nhiều năm từ lò gốm này đến lò gốm khác với mong muốn được học và hoàn thiện tay nghề. Được biết, các tác phẩm của chị Nguyễn Thị Dũng từng tham gia nhiều cuộc triển lãm về nghệ thuật tại TP.HCM.
'Có chiếc Honda nguyên bản đời 62 tôi phải theo chủ cũ vài năm liền, cứ vài ngày qua thăm xe, đem giẻ ra lau chùi… như con cưng. Cứ qua lại thăm hỏi nhiều lần, thấy thành ý của mình, chủ xe mới nhường lại...'
Thế nhưng, các sản phẩm của chị không chỉ để trưng bày. Chẳng hạn, khi lên mẫu một chiếc bình hoa, ban đầu chị Dũng thiết kế theo dạng chiếc rổ, nhưng sau khi anh Hoàng Hải có ý kiến, chị đã chỉnh sửa lại để chiếc bình có thể dùng để cắm hoa mà lại có tính thẩm mỹ cao.
“Chị Dũng đã gắn bó với Yên Lam được hai năm, chúng tôi cùng nhau trải qua những ngày tháng vui buồn cùng gốm. Chị bay bổng, còn tôi thực tế. Cả hai chúng tôi bù đắp cho nhau. Tất cả đều làm vì gốm Việt”, anh Hoàng Hải tâm sự.
|
Hiện tại, Yên Lam còn phát triển dòng gốm đầy tính ứng dụng cao như ly tách, phin pha cà phê, lò nến xông tinh dầu… hoặc chén bát. Anh Hoàng Hải nói: “Người dùng có thể yên tâm sử dụng những sản phẩm này vì gốm của Yên Lam hoàn toàn không pha hóa chất, lại được làm thủ công nên kiểu dáng rất độc và lạ”.
Chia sẻ về ước mơ của mình, chàng trai đứng đằng sau Yên Lam cho biết: “Tôi chỉ ước mình có đủ tiềm lực về kinh tế để có thể xây dựng một lò gốm quy mô để có thể tiếp tục phục hồi gốm Biên Hòa xưa. Còn trong thời gian sắp tới, tôi sẽ tổ chức những lớp dạy làm gốm để những người đam mê có cơ hội học hỏi và tìm hiểu thêm”.
Bình luận