Chàng trai Mỹ suýt cắt cụt chân vì nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

Ngọc Quý
Ngọc Quý
27/05/2023 10:05 GMT+7

Khi thấy vết bầm tím ở ống chân trái, chàng sinh viên Peyton Robb nghĩ đó chỉ là vết bầm tím thông thường. Nhưng thực tế, đây là biểu hiện ban đầu của chứng viêm cân mạc hoại tử, một loại nhiễm trùng hiếm gặp khiến mô cơ bị thối rữa.

Anh Peyton Robb (23 tuổi) là một thanh niên khỏe mạnh và đang theo học Đại học Nebraska-Lincoln ở bang Nebraska (Mỹ). Vào tháng 3.22023, anh phát hiện một vết bầm tím lạ chạy dọc ống chân trái. Tuy nhiên, chàng trai trẻ đã phớt lờ nó để tham gia một cuộc thi đấu vật, theo trang tin Daily Mail (Anh).

Suýt cắt cụt chân vì vết bầm tím là do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người - Ảnh 1.

Vi khuẩn gây bệnh viêm cân mạc hoại tử được cho là đã xâm nhập vào cơ thể anh Peyton Robb qua vết trầy xước trên da

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Khi lên sàn đấu, anh Robb đã cố kìm nén cảm giác buồn nôn và đau dạ dày. "Tôi nghĩ rằng mình bị đau dạ dày hoặc thứ gì đó khiến tôi cảm thấy buồn nôn", anh Robb kể lại.

Tuy nhiên, chỉ sau một trận đấu, anh đã ngã quỵ, nôn mửa và run rẩy. Cha mẹ đã lập tức đưa anh đến bệnh viện cấp cứu. Ban đầu, bác sĩ chỉ chẩn đoán vết bầm tím là do viêm mô tế bào, một loại nhiễm trùng thông thường. Anh được kê kháng sinh và cho về nhà.

Nhưng sau đó, ống chân trái của anh bắt đầu đỏ hơn, sưng tấy, đau đớn dữ dội và hình thành nhiều đốm đen trên vết thương. Bác sĩ sau đó mới phát hiện vết nhiễm trùng đó là viêm cân mạc hoại tử, hay còn gọi là bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Các đốm đen là dấu hiệu cho thấy các mô đang chết dần.

Viêm cân mạc ngoại tử do vi khuẩn Whitmore gây ra. Trên thực tế, vi khuẩn này không hề ăn thịt người mà các chất độc do vi khuẩn tiết ra sẽ hủy hoại mô cơ, mô mỡ và các mô khác trên cơ thể. Bệnh thường tiến triển rất nhanh.

Trong trường hợp của chàng sinh viên Robb, rất có thể anh đã bị nhiễm vi khuẩn Whitmore từ thảm đấu vật. Trong quá trình tập luyện, vi khuẩn từ thảm đã xâm nhập vào vết xước trên chân và phát triển mạnh đến mức hệ miễn dịch không thể khống chế. Không rõ anh đã nhiễm vi khuẩn Whitmore từ khi nào, theo Daily Mail.

Để khống chế nhiễm trùng, trong vòng 13 ngày, các bác sĩ đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật để loại bỏ cơ, da mà các mô bị hoại tử trên ống chân trái anh Robb. Cách này sẽ ngăn nhiễm trùng lan rộng và ảnh hưởng đến xương, có thể dẫn đến cắt cụt chi.

Trong 6 tuần tiếp theo, anh được điều trị bằng kháng sinh và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. May mắn là nhiễm trùng đã được khống chế. Hiện tại, anh Robb đang phục hồi và hy vọng có thể quay trở lại thi đấu trong vài tháng nữa, theo Daily Mail.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.