Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không dừng lại ở các hộ nhỏ lẻ mà đã phát hiện xảy ra ở một số trang trại.
Đã phát hiện một số trang trại chăn nuôi sử dụng chất cấm - Ảnh: H.Việt |
|
Thông tin trên được ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, công bố tại hội nghị triển khai kế hoạch kiểm tra trọng điểm chất lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) năm 2014. Hội nghị do Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) tổ chức ngày 22.8, tại TP.HCM.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã tổ chức 2 đợt thanh tra, phát hiện 6 trang trại sử dụng chất cấm với hàm lượng lên tới 18.000 ppm. Ông Quang không công bố cụ thể chất cấm nào, nhưng cho biết phải sau 20 ngày vật nuôi mới đào thải hết những chất này trong cơ thể. Chi cục đã xử phạt theo quy định 15 triệu đồng/trang trại. “Từ đầu năm đến nay giá thịt heo hơi liên tục tăng và hiện đạt trên 50.000 đồng/kg. Giá heo cao nên nguy cơ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là rất cao. Diễn biến đang phức tạp, không còn bó hẹp trong các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà nó đã vào tận các trang trại tập trung, quy mô công nghiệp”, ông Quang nhận xét.
Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Trung tâm sắc ký Hải Đăng, một nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nếu dùng TĂCN có chứa 500 ppm chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist/kg TĂCN để nuôi heo thì con heo có thể từ trọng lượng 10 kg tăng lên 100 kg chỉ sau 18 tuần. “Lợi nhuận lớn có thể khiến người chăn nuôi vi phạm, do đó công tác kiểm tra, ngăn chặn là rất quan trọng”, GS Sơn nói. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, việc phát hiện người chăn nuôi sử dụng chất cấm là không hề dễ. Để làm được điều này phải dựa vào người dân. Trường hợp bắt 8 tấn TĂCN có chứa chất cấm salbutamol ở Thanh Hóa do một công ty ở Hưng Yên sản xuất chính là nhờ người dân cung cấp thông tin. Hiện Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo ngành chăn nuôi tăng cường kiểm tra chất lượng TĂCN. Bước đầu sẽ triển khai trọng điểm tại Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, TP.HCM, Đồng Nai và Vĩnh Long, sau đó sẽ triển khai rộng trên cả nước.
Cũng theo ông Dương, mức chế tài theo quy định hiện nay là quá nhẹ, không đủ răn đe người vi phạm. “Chúng ta nên đề xuất hình sự hóa hành vi này vì nó còn nguy hại hơn cả ma túy. Người sử dụng ma túy chỉ gây hại cho bản thân họ còn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thì nguy hại đến cả cộng đồng và thế hệ con cháu sau này”, ông Dương nói.
Phạt doanh nghiệp buôn bán 8 tấn thức ăn chăn nuôi có chất cấm Ngày 22.8, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty CP thương mại Sao Khuê (đóng tại H.Đông Sơn, Thanh Hóa) 70 triệu đồng vì kinh doanh TĂCN có sử dụng chất cấm; đình chỉ hoạt động kinh doanh TĂCN đối với công ty này trong 45 ngày và buộc phải tiêu hủy toàn bộ số TĂCN có chứa chất cấm. Trước đó, đoàn kiểm tra Sở NN-PTNT Thanh Hóa phát hiện Công ty Sao Khuê buôn bán 8 tấn TĂCN có chứa chất cấm salbutamol. Đây là sản phẩm do Công ty TNHH liên kết đầu tư LIVABIN (đóng tại H.Văn Lâm, Hưng Yên) sản xuất. Ngọc Minh |
Chí Nhân
>> Phát hiện 5 mẫu nguyên liệu làm chả cá chứa chất cấm
>> Vụ dùng hóa chất sản xuất bún ở Q.8: Phát hiện có hóa chất cấm
>> Phát hiện tồn dư kháng sinh, chất cấm trên cá tầm lậu
>> Vợ cán bộ thú y bán thức ăn chăn nuôi có chất cấm
>> Phạt 3 hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi có chất cấm
>> Lại phát hiện thức ăn chăn nuôi có chất cấm
>> Phát hiện melamine trong nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi
>> Trứng có melamine từ thức ăn chăn nuôi
Bình luận (0)