Châu Âu bên bờ vực suy thoái

15/08/2012 16:50 GMT+7

(TNO) Cơn khủng hoảng nợ công kéo dài đang đẩy nền kinh tế châu u đến bờ vực suy thoái.

(TNO) Cơn khủng hoảng nợ công kéo dài đang đẩy nền kinh tế châu u đến bờ vực suy thoái.

AP trích dẫn số liệu từ cơ quan thống kê châu u Eurostat hôm 14.8 cho thấy nền kinh tế các nước thành viên của khối sử dụng đồng tiền chung châu u (eurozone) và của cả Liên minh châu u (EU) đã giảm 0,2% trong quý 2.2012. Sản lượng sản xuất trong quý 1 không tăng.

Một nền kinh tế sẽ bị coi là rơi vào suy thoái khi sản lượng sản xuất sụt giảm trong 2 quý liên tiếp.

17 quốc gia thành viên eurozone đang chật vật đối phó với tình trạng nợ công leo thang và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức kỷ lục. So với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế khối eurozone đã co lại 0,4%.

Sở dĩ kinh tế châu u chưa rơi vào suy thoái là nhờ sự tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội (GDP) tốt bất ngờ của Đức và Pháp.

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu u, thông báo đạt được mức tăng trưởng 0,3% trong quý 2, cao hơn so với mức dự kiến trước đó là 0,2%.

Trong khi đó, kinh tế Pháp, vốn lớn thứ hai trong khu vực, đã đứng yên trong quý 2 năm nay. Dù không tăng nhưng đây vẫn được coi là một tín hiệu lạc quan vì trước đó các chuyên gia kinh tế dự đoán sản lượng sản xuất của Pháp sẽ giảm nhẹ.

Giới phân tích cảnh báo kinh tế châu u suy yếu ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế khác. Nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng thúc giục EU, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương châu u (ECB), sớm có biện pháp ngăn chặn cơn khủng hoảng nợ công để khôi phục lòng tin của thị trường toàn cầu.

Trong số 17 quốc gia thành viên khối eurozone, có 6 nước đang chìm trong suy thoái kinh tế, bao gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý, Cyprus, Malta và Bồ Đào Nha.

Hy Lạp bị suy thoái nặng nhất khi mà nền kinh tế nước này co lại 6,2% chỉ trong vòng 1 năm. GDP của Bồ Đào Nha đã giảm mạnh 1,2% trong quý 2.

Ý và Tây Ban Nha, 2 nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư châu u, cũng có tốc độ tăng trưởng chậm đi 0,7% và 0,4% trong quý 2.

Hoàng Uy

>> Anh sẽ rời bỏ EU?
>> EU thông qua gói kích thích tăng trưởng
>> Tây Ban Nha và Cyprus xin EU viện trợ
>> EU sắp đưa ra gói giải cứu trị giá 620 tỉ USD

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.