Theo CNN, trong báo cáo công bố hôm nay 20.6, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc thể hiện “nhiều mối lo ngại đáng kể” giữa các thành viên về kế hoạch “Made in China 2025”, kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp như robot, ô tô điện và chip máy tính với mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong các lĩnh vực trên.
tin liên quan
Mục tiêu bí mật của Trung Quốc: Vượt mặt Thung lũng SiliconTrong báo cáo thường niên vốn khảo sát 532 doanh nghiệp từ tháng 2 đến tháng 3 năm nay, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu đưa ra góc nhìn mang đậm sắc thái hơn. Họ cho hay 43% doanh nghiệp báo cáo rằng họ nhận thấy “sự phân biệt đối xử gia tăng” dưới kế hoạch 2025 của Trung Quốc, kế hoạch vốn được xem là thúc đẩy các công ty Đại lục.
Dù vậy, một số hãng lớn châu Âu cho biết họ đang hưởng lợi từ chiến lược trên vì họ có thêm quyền tiếp cận vào trợ cấp của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô và máy móc. Một số hãng máy móc cho biết kế hoạch này đang nâng nhu cầu các bộ phận và công cụ của họ.
Giới chức Trung Quốc nhiều lần bác bỏ những lời chỉ trích từ phía Mỹ về hoạt động thương mại và chính sách công nghiệp của nước này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19.6 cho biết chính phủ Mỹ đang “đưa ra nhiều lời buộc tội vô căn cứ chống Trung Quốc để thoát khỏi động thái bảo hộ, đơn phương của mình”.
Phòng Thương mại Liên minh châu Âu lặp lại nhiều quan ngại của chính phủ Mỹ về việc các doanh nghiệp ngoại bị buộc phải bàn giao tài sản trí tuệ để làm ăn ở Trung Quốc. Báo cáo cho biết họ lo về thực tế rằng có 19% doanh nghiệp được khảo sát cho hay mình “cảm thấy bị buộc phải chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường”. Nhìn chung năm nay, các doanh nghiệp châu Âu cảm thấy Trung Quốc là nơi khó làm ăn hơn so với năm ngoái vì nhiều vấn đề như rào cản pháp lý và các giới hạn về tiếp cận thị trường.
Bình luận (0)