Tập đoàn tài chính toàn cầu Goldman Sachs công bố báo cáo cho thấy ngành công nghiệp khai khoáng trên vũ trụ sắp bước vào cuộc chạy đua quyết liệt với nhiều hoạt động từ chuẩn bị thăm dò, tinh luyện cho đến thiết lập cơ chế chính sách.
tin liên quan
Khai khoáng từ tiểu hành tinhTheo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), có hơn 12.000 tiểu hành tinh nằm trong phạm vi 45 triệu km tính từ trái đất. Các nhà địa chất học khẳng định chúng chứa đầy quặng sắt, nickel cùng nhiều kim loại quý như vàng, bạc và bạch kim với trữ lượng rất cao. Một tiểu hành tinh đường kính 500 m có thể cung cấp gấp 175 lần sản lượng khai thác bạch kim hằng năm trên toàn cầu. Còn tiểu hành tinh có đường kính gần 1 km ước tính đem lại lượng bạch kim trị giá lên đến 5.400 tỉ USD.
tin liên quan
Lên kế hoạch tìm khoáng sản trên mặt trăngHiện nhiều công ty tư nhân liên tiếp được thành lập nhằm khai thác “kho báu” trên vũ trụ. Bên cạnh đó, chính phủ Luxembourg cũng đang xúc tiến nhiều kế hoạch hấp dẫn. Quốc gia nhỏ bé ở châu Âu với dân số chưa đến 600.000 người lại có ngành công nghiệp vệ tinh rất phát triển, và công ty tư nhân đầu tiên trên thế giới điều hành hoạt động vệ tinh được thành lập tại đây vào năm 1985. Năm 2016, Luxembourg có bước đột phá khi đưa ra kế hoạch chi 223 triệu USD cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng vũ trụ. Chưa hết, chính phủ Luxembourg vừa ký kết hợp tác với Deep Space Industries và ký thỏa thuận đầu tư 28 triệu USD vào Planetary Resources. Đây là 2 công ty vừa ra đời ở Mỹ nhưng nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong ngành khai khoáng vũ trụ còn đang sơ khai. Dự kiến Planetary Resources sẽ phóng tàu vũ trụ Arkyd 6 trong năm nay để thăm dò một số tiểu hành tinh. Năm ngoái, Luxembourg trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên thông qua luật cho phép các doanh nghiệp sở hữu bất cứ khoáng sản nào khai thác được trên vũ trụ, tương tự quy định của Mỹ năm 2015. Đài NBC dẫn lời Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Etienne Schneider cho biết chính phủ còn sắp ra quy định hoàn lại 45% chi phí cho các công ty nghiên cứu và phát triển khai khoáng trên vũ trụ, bên cạnh nhiều chính sách hỗ trợ khác.
Bình luận (0)