Bài ca theo mùa
Với nhiều sinh viên xa nhà, gia đình khó khăn thì việc chạy tiền phòng hằng tháng là chuyện thường ngày ở huyện. Nhiều khi gia đình chưa gửi vào kịp, tiền lương làm thêm chưa nhận hoặc thậm chí lỡ “vung tay quá trán” vì một bữa tiệc tùng nào đấy là cứ đến tháng chủ trọ gọi tên lại phải tìm trăm phương nghìn kế để chạy.
“Ôi, không gì như nỗi khổ đóng tiền phòng. Sinh viên mà, đến tháng gia đình gửi cho được 1 triệu, rồi tụi em đi làm thêm kiếm tiền. Mà tiền phòng mỗi tháng mất 500.000 đồng rồi, ở chia 3 nên mới từng đó. Chứ nhiều đứa bạn em vì khó tính không ở được với ai nên một tháng gánh hơn 1 triệu đồng tiền phòng. Nó đi làm thêm chật vật khắp nơi nhưng đâu có đủ đâu”, Nguyễn Thị Như Thảo (sinh viên Trường ĐH Sài Gòn) chia sẻ.
tin liên quan
'1 môn, 2 môn lại 3 môn... rồi sao ra trường?'Một bức ảnh họa tiết ngộ nghĩnh có nội dung 'Nợ 1 môn, nợ 2 môn, nợ 3 môn…' được đăng trên trang Sinh Viên TV đã nhận được hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ của nhiều bạn trẻ.
Thảo cũng hài hước kể thêm: “Vì tụi em là con gái nên còn tiết kiệm, nhiều bạn nam em thấy khổ ghê. Dẫn bạn gái đi chơi là hết tiền, nên mỗi lần đến ngày đóng tiền phòng là y như rằng các bạn nam mất tích vài ngày. Đợi đến khi nào có tiền mới dám về phòng. Mà dãy trọ của tụi em nam nhiều hơn nữ nên đến ngày đóng tiền phòng là tự dưng thấy dãy trọ vắng như chùa bà đanh”.
“Tám” với sinh viên mới hiểu hết được câu chuyện chạy tiền phòng cười ra nước mắt mỗi lần bị chủ trọ gọi tên.
“Tháng này ở quê con lũ lụt, gà vịt, ruộng vườn đều trôi theo lũ. Ba mẹ chưa biết xoay tiền như thế nào để gửi vào cho con. Nên cô thư thả cho con vài hôm cô nhé. Khi nào nhà con gửi vào là con gửi cô liền”, hay “Cô ơi, dạo này nắng nóng, hạn hán dữ quá. Cô ráng ráng để con chờ tiền lương làm thêm chứ ba mẹ con ở nhà chưa có tiền để gửi vào cho con ạ”. “Đấy, hết bài ca lụt đến bài ca hạn, ca theo mùa. Ở quê ba mẹ làm nông thì đâu phải như công chức mà đến ngày là nhận lương. Nên cứ thiếu trước hụt sau hoặc gửi tiền vào có bao giờ đúng ngày để đóng tiền phòng đâu. Riết rồi tụi em mang họ hứa với chủ luôn”, Phạm Văn Tuấn (sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) kể.
tin liên quan
Nữ sinh làm người mẫu ảnh nghiệp dưBài ca theo mùa của Tuấn có lẽ còn chưa bằng cảnh trốn chủ như tội phạm của Đỗ Gia Anh (sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế).
“Bỏ trọ đi vài hôm đợi có tiền rồi về là chuyện bình thường. Tại tháng nào em cũng phải đi ở nhờ nhà bạn vài ngày nên bạn nó cũng ngán ngẫm em, thế là em nhờ bạn phòng bên khóa cửa phòng em lại và em ở trong phòng cả ngày. Chủ lên thấy cửa khóa cứ tưởng em ra ngoài chưa về. Nhưng khổ nỗi không có vệ sinh trong phòng nên muốn đi 'giải quyết bầu tâm sự' cũng phải chờ bạn phòng bên về mở cửa hộ. Ra khỏi phòng cũng phải lấp la lấp ló canh chủ trọ y như tội phạm”, Gia Anh ca thán.
Khi đặt câu hỏi: “thế tại sao không tiết kiệm tiền hoặc thương lượng với chủ vài ngày?”.
Gia Anh cũng thẳng thắn: “Dạ có chứ ạ, trước khi đến giai đoạn trốn chui trốn nhủi thì tụi em đã phải hẹn hôm nay rồi hẹn ngày mai trả tiền phòng không biết bao lần với chủ rồi. Nhưng hẹn hoài vẫn chưa có tiền đưa nên mới nghĩ đến kế hoạch cuối cùng là trốn. Còn nói đến chuyện tiết kiệm thì thôi chắc khỏi bàn luôn, vì tụi em đâu có dư tiền mà tiết kiệm...”.
tin liên quan
Trai tráng xếp hàng ăn cơm 2.000 đồng: Sinh viên và chủ quán cơm nói gì?Câu chuyện các bạn trẻ xếp hàng chờ ăn cơm 2.000 đồng đang tiếp tục gây nhiều tranh cãi trong xã hội.
Bình luận (0)