Các món ăn được chia làm nhiều loại, ăn chơi, ăn no, hay snack tay cầm mang đi... Nhiều người đến đây ăn vài lần vẫn chưa bị trùng món vì thức ăn bán ở đây quá đa dạng.
tin liên quan
Nhiều người bỏ ăn thịt chó khi xem clip nàng cún lấy thân che cho bé gáiMặc dù vừa trộm quýt của bà bán trái cây xong, 'nàng' chó Zin vẫn bất chấp lấy thân mình che chắn cho 'cô chủ nhỏ' khỏi bị mẹ phạt đòn. Clip gây xúc động mạnh khi nhiều người đã đăng tải status bỏ ăn thịt chó sau khi xem clip.
Những món ăn hot trend như khoai lang lắc, phô mai que, cá viên chiên cũng góp mặt trong “chợ” ẩm thực Cô Giang. Các thực khách “nhí” mỗi lần đi ngang qua phải ghé lại để mua bịch snack tay cầm, mang theo ăn dọc đường.
Mọi người thường quen với món gỏi đu đủ khô bò, nhưng ở đây người ta bán gỏi đu đủ tai heo với nước mắm chua ngọt. Gỏi đu đủ ở đây còn thêm nguyên liệu đặc biệt là khế chua thái lát mỏng, một đĩa gỏi giòn giòn sựt sựt với giá 15.000 đồng cho bữa khai vị cũng đủ đầy rồi. Nếu vẫn muốn món ăn có nhiều rau, gọi thêm vài cái gỏi cuốn với giá 6.000 đồng/cuốn to đùng chấm nước tương hoặc mắm nêm tùy thích.
tin liên quan
Mì gói trộn muối ớt giá 'chát' gây thương nhớ cho người Sài Gòn 1/4 thế kỷ55.000 đồng là cái giá không hề rẻ cho một tô mì gói trộn… muối ớt. Thế nhưng, suốt 25 năm qua, chưa bao giờ món ăn này thôi 'gây thương nhớ' trong lòng nhiều người Sài Gòn.
Đi vài bước chân, kế bên cô bán gỏi đu đủ là "tiệm" bánh xèo miền Tây. Bánh xèo giòn rụm có đậu xanh, có tôm thịt một cái to đùng giá 25.000 đồng. Bánh khọt miền Tây cũng bán kèm, khách vừa thưởng thức vừa được nhìn cô chủ trình diễn kỹ thuật đổ bánh cũng rất thú vị. Hơn nữa, thực khách còn ngạc nhiên và thích thú hơn khi biết giá một đĩa bánh khọt 6 cái chỉ có 10.000 đồng.
Nếu thích ăn đồ chiên, trên đường Cô Giang có một chỗ bán bánh tôm. Bánh làm từ khoai lang bào tạo thành cái "tổ" nhỏ chiên vàng ươm có con tôm đỏ au nhìn rất hấp dẫn. Không chỉ bán mỗi bánh tôm, từ chảo dầu sôi ùng ục có thêm món khoai lang chiên bùi bùi, món bánh chuối chiên thơm thơm, có món bánh cay từ bột củ mì bào nhuyễn nữa.
tin liên quan
Người Sài Gòn luyện 'tinh thần thép' ăn bánh đúc bà chủ 'sang chảnh' với 3 khôngBên cạnh hương vị thơm ngon thì quán bánh đúc trên đường Phan Đăng Lưu còn thu hút người Sài Gòn bởi phương châm bán hàng bá đạo của bà chủ: 'Khách hàng không phải là thượng đế, thượng đế mới là thượng đế'. Quán này đặc biệt bởi 3 không: Không tên, không nói chuyện và không cần khách!
Gánh bánh Huế cũng góp thêm cho sự phong phú của con đường ẩm thực, với nào là bánh bèo, bánh bột lọc, rồi bánh ít trần, bánh ram ít.... Chiếc tủ kính be bé thôi nhưng như chiếc nồi Thạch Sanh, mỗi lần có khách gọi món là đĩa bánh đầy ú hụ với đủ các loại bánh vàng ươm, hấp dẫn.
tin liên quan
Người Sài Gòn vây quanh mua bánh tráng trộn của ông chủ 'nghệ sĩ cực chất'Ở Sài Gòn, muốn tìm được quán bánh tráng trộn đạt đủ tiêu chí ngon, độc, lạ và 'chất lừ' từ món ăn đến chủ quán thì chỉ có một nơi duy nhất là… bánh tráng trộn 'nghệ sĩ'.
Thường các phố bán đồ ăn vặt ít có gánh bán ốc vì cách thức phức tạp, nhiều gia vị, và nấu nướng cầu kì, không thể làm sẵn. Riêng trên đường này, có đủ cả; ốc hương, ốc gạo, nghêu hấp sả, nghêu hấp thái, ốc rang me, ốc rang muối ớt... mỗi phần từ 20.000 – 30.000 đồng. Ai ăn bao nhiêu thì đặt hàng, bà chủ mới cho chảo lên bếp xào, hấp hoặc nướng. Có hôm chủ gánh ốc cũng bán món sang, ghẹ biển luộc, xào me. Những con ghẹ thịt tươi và ngọt tự nhiên, ăn thật đã.
Những người thích ăn rong dễ dàng bị hấp dẫn bởi xe bán bánh mì phá lấu gần cuối đường. Nói chiếc xe cho oai, chứ trên bàn chỉ có thau phá lấu đủ món với mấy ổ bánh mì, không tham làm bán nhiều loại. Một ổ bánh mì phá lấu đầy đủ thú linh, dạ dày, lá mía... thêm chút dưa leo, rau thơm giá 12.000 đồng, ổ đặc biệt nhiều thịt nhiều lòng giá chỉ 15.000 đồng ăn bao “đã”.
Bất kể ngày đông hay vắng khách, khoảng 4 giờ 30 là các gánh hàng được dọn dẹp, người bán hàng về nhà. Những ai chưa kịp mua một phần ăn thì đành hẹn phiên chợ hôm sau ghé đến.
Bình luận