Chiến sự đến tối 1.4: Mỹ nói Ukraine rất khó đạt mục tiêu trong năm nay

01/04/2023 19:16 GMT+7

Lãnh đạo quân đội Mỹ tỏ ra thận trọng về tham vọng của quân đội Ukraine giữa lúc Kyiv chuẩn bị tiến hành cuộc phản công quy mô lớn trong mùa xuân.

Trong cuộc phỏng vấn với chuyên san quân sự Defense One ngày 31.3, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley nói Ukraine khó có khả năng đẩy hết lực lượng Nga ra khỏi lãnh thổ trong năm nay.

Chiến sự đến tối 1.4: Mỹ nói Ukraine rất khó đạt mục tiêu trong năm nay - Ảnh 1.

Tướng Mark Milley điều trần tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ ngày 29.3

AFP

"Tôi không nghĩ là điều đó có thể được thực hiện trong tương lai gần trong năm nay", ông Milley nói. "(Tổng thống Ukraine Volodymyr) Zelensky đã nhiều lần công khai nhấn mạnh rằng mục tiêu của Ukraine là đuổi toàn bộ lực lượng Nga khỏi vùng do Nga kiểm soát tại Ukraine. Đó là nhiệm vụ quân sự lớn, rất, rất khó khăn. Bạn thấy là có vài trăm ngàn người Nga đang ở đó. Tôi không nói việc đó là không thể thực hiện. Tôi chỉ nói đó là nhiệm vụ rất khó. Nhưng đó là mục tiêu của họ. Chắc chắn là họ có quyền đó, bởi đó là đất nước của họ và tinh thần của họ đang ở mức cao", tướng Mỹ nhận xét.

Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine ngày 401 có gì nóng?

Trong cuộc phỏng vấn, ông Milley cho rằng Nga đã thất bại về chiến lược và đang thất bại về chiến thuật. Trong cuộc điều trần tại quốc hội hôm giữa tuần, ông nói là lực lượng Nga đang bị thiệt hại nặng do khâu huấn luyện kém và áp dụng chiến thuật sóng người. Nga chưa bình luận về phát ngôn này.

Mặt khác, ông Milley từ chối nhận định về khả năng Mỹ cung cấp tên lửa đạn đạo tầm xa ATACMS cho Ukraine. "Nhưng từ quan điểm quân sự, chúng ta có tương đối ít ATACMS và cũng phải đảm bảo duy trì kho vũ khí của mình", tướng Milley nói. Ukraine đã nhiều lần đề nghị Mỹ gửi tên lửa này - có thể được phóng từ Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS), nhưng Mỹ vẫn chưa đồng ý, được cho là lo ngại nguy cơ leo thang xung đột.

Ngoài ra, tướng Milley dự báo ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có thể mất nhiều thời gian và tiền bạc để tái khôi phục kho vũ khí và gia tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu của Lầu Năm Góc. 

Nga có chiến lược đối ngoại mới, xem Trung Quốc và Ấn Độ là đối tác chính

"Hiện tại, chúng ta có đủ đạn trong kho để làm điều cần làm nhưng nếu can dự vào một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc lớn, tốt hơn hết là không nên đánh giá thấp lượng đạn mà chúng ta sẽ cần", ông Milley nói.

Nga tăng sản lượng vũ khí

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 1.4 đến trung tâm chỉ huy các lực lượng tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Theo TASS, ông Shoigu đã nghe báo cáo về tình hình hiện tại và gặp các chỉ huy, thứ trưởng quốc phòng để thảo luận việc cung cấp vũ khí cho binh sĩ.

Ông Shoigu cho biết chính phủ và Bộ Quốc phòng đã duy trì việc cung cấp vũ khí liên tục, đồng thời nhấn mạnh sản lượng vũ khí quy ước và vũ khí chính xác cao đã tăng lên nhiều lần. "Toàn bộ điều này cho phép chúng ta đạt được những mục tiêu do Tổng tư lệnh tối cao (Tổng thống Vladimir Putin) đề ra theo kế hoạch của chiến dịch quân sự đặc biệt", ông Shoigu nói.

Tổng thống Lukashenko: Nga có thể đưa vũ khí hạt nhân chiến lược vào Belarus

Vị bộ trưởng cũng kêu gọi các đồng nghiệp cần có biện pháp nhằm tăng cường cung cấp đạn cho binh sĩ tại tiền tuyến, gồm việc cải thiện hệ thống hậu cần.

Nga thất bại trong trận chiến mùa đông?

Hãng TASS ngày 1.4 dẫn lời các quan chức Nga cho biết quân đội nước này đã ngăn chặn 2 nhóm trinh sát của Ukraine tại Kupiansk, tỉnh Kharkiv, phá hủy một hệ thống radar AN/TPQ-36 và một lựu pháo Akatsiya tại Kherson.

Trong khi đó, trang The Kyiv Independent dẫn thông báo của quân đội Ukraine trong ngày cho thấy Nga đã mất xấp xỉ 173.990 binh sĩ từ đầu chiến sự, gồm 630 người trong 24 giờ qua.

Nga và Ukraine không bình luận về thiệt hại mà bên còn lại đưa ra.

Đại tướng Mỹ Milley nói Ukraine rất khó đạt mục tiêu thu hồi toàn bộ lãnh thổ trong năm nay

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh ngày 1.4, giai đoạn tướng Valery Gerasimov chỉ huy chiến dịch của Nga bị coi là thất bại. Ông Gerasimov là Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch tại Ukraine từ ngày 11.1. Trong giai đoạn này, Nga tập trung vào mục tiêu mở rộng vùng kiểm soát tại Donbass trong cuộc tiến công mùa đông, nhưng sau 80 ngày, dự án của Moscow bị cho là đã thất bại

Chiến sự đến tối 1.4: Mỹ nói Ukraine rất khó đạt mục tiêu trong năm nay - Ảnh 2.

Khói bốc lên do chiến sự tại Bakhmut

REUTERS

"Trên nhiều trục ở khắp mặt trận Donbass, lực lượng Nga chỉ tiến thêm rất ít với cái giá là hàng chục ngàn người thương vong, phung phí phần lớn lợi thế nhân sự tạm thời sau đợt động viên cục bộ vào mùa thu", Bộ Quốc phòng Anh đánh giá.

Phía Nga chưa bình luận về thông tin này nhưng ông Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo lực lượng đánh thuê Wagner đóng vai trò trung tâm trong cuộc chiến tại Bakhmut - tâm điểm của chiến sự vài tháng qua, ngày 31.3 nói lực lượng Nga cần nỗ lực lớn hơn, bất chấp Ukraine đang chịu tổn thất nặng.

Bộ trưởng quốc phòng Ukraine hé lộ thời điểm phản công

Ukraine đặt mua thiết giáp Ba Lan, Mỹ sắp cấp gói viện trợ mới

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 1.4 thông báo Ukraine đã đặt mua 100 chiếc thiết giáp Rosomak. Đây là loại thiết giáp đa nhiệm có 4 trục bánh, được Ba Lan sản xuất theo giấy phép của hãng Patria (Phần Lan). AFP dẫn lời ông Morawiecki cho biết đã nhận đơn đặt hàng từ Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal trong ngày 31.3. Tổng giá trị hợp đồng không được công bố nhưng theo ông Morawiecki, số tiền sẽ được lấy từ quỹ của Liên minh châu Âu (EU) và tiền tài trợ của Mỹ cho Ukraine.

Cùng ngày, Reuters dẫn lời các quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ nước này chuẩn bị công bố gói viện trợ quân sự trị giá 2,6 tỉ USD cho Ukraine. Các vũ khí được cho là gồm rốc két chống tăng, đạn pháo, radar giám sát trên không, xe tải chở nhiên liệu và xe chuyên dùng để kéo các phương tiện hạng nặng bị hỏng hóc.

Tổng thống Zelensky: Ukraine phải nhận một hệ thống phòng không lỗi, mong 20 khẩu đội Patriot

Nga có thể đưa vũ khí hạt nhân chiến lược sang Belarus

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết bên cạnh các tên lửa hạt nhân chiến thuật hiệu suất thấp, Moscow có thể đưa thêm vũ khí hạt nhân chiến lược vào Belarus.

Chiến sự đến tối 1.4: Mỹ nói Ukraine rất khó đạt mục tiêu trong năm nay - Ảnh 3.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M trong một cuộc duyệt binh tại Moscow

REUTERS

Trong bài phát biểu trước quốc hội ngày 31.3, ông Lukashenko hoan nghênh việc Nga đồng ý đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus. Ông cũng cho biết có thể với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc triển khai thêm vũ khí chiến lược vào lãnh thổ Belarus nếu cần.

Ông Lukashenko nói đã chỉ thị quân đội khôi phục các cơ sở để lưu trữ tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol thời Liên Xô. Theo đài RT, Nga đang sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M và Yars, các phiên bản nâng cấp của tên lửa Topol thời Liên Xô. Hai loại này có thể được phóng từ hầm ngầm (silo) hoặc từ các phương tiện di động.

Số lượng đầu đạn hạt nhân đang hoạt động trên toàn cầu gia tăng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.