Tạp chí Newsweek ngày 16.4 trích dẫn thông tin từ tài liệu mật bị rò rỉ của Lầu Năm Góc và tình báo Mỹ cho biết Mỹ và đồng minh đang chuẩn bị cho quân đội Ukraine để thực hiện cuộc phản công mùa xuân vào ngày 30.4.
Tổng lực lượng tham gia chiến dịch gồm 9 lữ đoàn, cần 253 xe tăng, 381 thiết bị cơ giới hóa, 480 xe, 147 khẩu pháo và 571 xe bọc thép đa nhiệm Humvee. Mặt khác, tình báo Mỹ nhận định việc để mất Bakhmut sẽ là đòn tâm lý cho quân đội Ukraine.
Tài liệu rò rỉ từ Lầu Năm Góc tiết lộ ngày Ukraine phản công
Hiện chưa rõ tính chính xác của những thông tin này. Sau vụ rò rỉ, giới chức Ukraine gần đây nhấn mạnh rằng kế hoạch phản công chỉ được bàn bạc trong số ít quan chức hàng đầu và có thể được thay đổi.
Về phía Nga, Bộ Quốc phòng nước này ngày 17.4 tuyên bố lực lượng đánh thuê Wagner đã giành được 2 quận trung tâm và tây bắc của Bakhmut. Ông Yevgeny Prigozhin trước đó nói đã kiểm soát hơn 80% thành phố, gồm các trung tâm hành chính.
Bộ Quốc phòng Slovakia ngày 17.4 thông báo đã chuyển đủ 13 chiến đấu cơ MiG-29 đã hứa cho Ukraine. Trước đó, Ba Lan đã cung cấp một số máy bay MiG-29 cho Ukraine. Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksiy Danilov ngày 16.4 nói rằng nước này chưa thấy vũ khí của Trung Quốc được lực lượng Nga sử dụng trên chiến trường.
Ukraine nghi ngờ khả năng xung đột chấm dứt
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ngày 17.4 có chuyến thăm Iraq, chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Ukraine trong 11 năm. Trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp, Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein nói rằng Baghdad sẵn sàng giúp hai bên xung đột đạt thỏa thuận ngừng bắn để đàm phán.
Phương Tây không tin Ukraine sẽ lấy lại Crimea
Tuy nhiên, ông Kuleba tỏ ra bi quan về cơ hội thành công của nỗ lực này. "Nga đang tìm kiếm một cuộc chiến tranh và đây là trở ngại lớn nhất, rào cản lớn nhất trên đường đến hòa bình", ông Kuleba nói. Nhà ngoại giao cho rằng việc đàm phán chỉ có thể diễn ra nếu Nga ngừng chiến đấu và rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong chuyến thăm Brazil cùng ngày nói rằng Moscow muốn xung đột chấm dứt sớm nhất có thể. Trước đó, Nga liên tục yêu cầu rằng việc đàm phán phải công nhận những thực tế mới, ám chỉ việc Nga sáp nhập 4 vùng tại Ukraine.
G7 bàn về tình hình Ukraine
Ngoại trưởng các nước G7 đã đồng ý tăng cường hợp tác ngăn chặn Nga né tránh trừng phạt và mua vũ khí từ bên ngoài, cũng như chống lại các hành động làm thay đổi nguyên trạng, bao gồm ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 17.4 cho hay các nhà ngoại giao hàng đầu 7 nước công nghiệp phát triển, tức G7, đã cam kết "tăng cường, phối hợp đầy đủ và thực thi" các lệnh trừng phạt chống lại Nga, động thái mới nhất thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine trong xung đột đang diễn ra, theo hãng tin Kyodo.
Ba Lan và Hungary cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, Kyiv không vui
Thêm thành viên EU cấm ngũ cốc Ukraine
Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia Samuel Vlcan ngày 17.4 thông báo chính quyền đã cấm nhập khẩu ngũ cốc và các loại nông sản từ Ukraine, theo sau quyết định tương tự của Ba Lan hôm cuối tuần. Ông Vlcan nói rằng đây là hành động nhằm bảo vệ thị trường trong nước và sức khỏe của người tiêu dùng. Trước đó, Slovakia đã cấm phân phối một lô ngũ cốc Ukraine sau khi phát hiện nồng độ chất trừ sâu cao hơn ngưỡng cho phép.
Bất chấp việc cấm nhập khẩu, Slovakia vẫn cho phép nông sản Ukraine được đưa qua lãnh thổ Slovakia để sang các nước khác.
Trước đó, Ba Lan và Hungary thông báo lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc và các sản phẩm khác của Ukraine, trong bối cảnh hàng hóa từ quốc gia chiến sự đã tràn ngập các nước láng giềng Đông Âu, khiến nông sản địa phương rớt giá nghiêm trọng.
Kyiv đã bày tỏ sự tiếc nuối về động thái này trong khi EU cảnh báo các thành viên không nên tự ý đưa ra hành động đơn phương, theo Reuters. Hãng tin dẫn lời một quan chức cấp cao của EU cho hay đại sứ của các nước sẽ thảo luận về động thái của Ba Lan và Hungary trong tuần này.
Pháo binh NATO, lựu pháo M777 ‘bại trận’ vì UAV Lancet-3 của Nga?
Bình luận (0)