Tình hình phức tạp ở Bakhmut
Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư lệnh lực lượng bộ binh Ukraine, cho biết các đợt phản công của quân đội nước này đã đánh bật một số đơn vị Nga khỏi vị trí đóng quân ở thành phố Bakhmut. Tuy nhiên, trên Telegram, vị tướng cũng thừa nhận tình hình tiếp tục khó khăn cho Ukraine tại đây.
Sau chuyến thị sát tiền tuyến hôm 30.4, tướng Syrskyi nói rằng Nga liên tục đưa các đơn vị mới, bao gồm lính dù và lính đánh thuê của Wagner, đến Bakhmut. Thế nhưng, đến nay Nga vẫn chưa thể kiểm soát thành phố.
Mỹ ước tính tổn thất, nói Nga 'cạn kiệt' vì tấn công Donbass
Ngày 1.5, ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty Wagner và đang dẫn đầu mũi nhọn tấn công của lính đánh thuê ở Bakhmut, cho hay các tay súng của ông cần khoảng 300 tấn đạn pháo/ngày để duy trì nhịp tấn công.
"300 tấn đạn pháo/ngày là khoảng 10 thùng chở hàng, không quá nhiều", nhưng phía Wagner chỉ nhận được 1/3 số đó, ông Prigozhin nói.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội đã tấn công mọi mục tiêu như kế hoạch trong đợt phóng tên lửa vào rạng sáng 1.5. "Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga triển khai đợt phóng tên lửa tổ hợp, sử dụng những dòng vũ khí chính xác tầm xa, trên không và trên biển, nhằm vào các khu phức hợp công nghiệp quân sự của Ukraine", theo TASS.
Bên cạnh đó, một video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Nga bắn trúng kho đạn ở nhà ga xe lửa thuộc Pavlograd (tỉnh Dnipropetrovsk, Ukraine).
F-16 có đến Ukraine cũng không dễ cất cánh với không quân Nga
Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo tiêu diệt 330 lính Ukraine ở hướng Donetsk trong vòng 24 giờ, chưa rõ số thương vong có bao gồm Bakhmut hay không.
Còn tại khu vực của Nga giáp biên giới Ukraine, một đoàn tàu chở hàng đã bị lật khi thiết bị nổ tự tạo nổ tung trên đường ray xe lửa thuộc tỉnh Bryansk. Đầu tàu bị bốc cháy. May mắn không xảy ra thương vong.
Nam Phi khuyên Tổng thống Putin
Giới chức Nam Phi đang cố gắng thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin không đến Nam Phi dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 do Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt nhà lãnh đạo Nga, tờ Sunday Times (Nam Phi) đưa tin.
Thay vào đó, các quan chức chủ nhà đề nghị chủ nhân Điện Kremlin tham dự trực tuyến.
Tờ Sunday Times dẫn các nguồn thạo tin thuộc chính phủ Nam Phi tiết lộ ủy ban đặc biệt do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thiết lập đã rút ra kết luận rằng, trong trường hợp ông Putin đặt chân lên lãnh thổ nước này, họ bị buộc phải thi hành lệnh bắt theo trát của ICC.
Giáo hoàng Francis nói Vatican có sứ mệnh hòa bình bí mật ở Ukraine
Ngày 17.3, ICC phát lệnh bắt Tổng thống Putin và một quan chức Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt được Moscow phát động tại Ukraine.
Nam Phi, trên cương vị là một trong 123 nước ký kết Quy chế Rome về ICC, có nhiệm vụ phải thi hành những lệnh bắt giữ theo yêu cầu của ICC.
Các hội nghị BRICS được tổ chức nhằm thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa giữa Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi về các khía cạnh thương mại, chính trị, văn hóa.
Hy vọng từ Vatican
Trên chuyến bay từ Hungary về Rome, Giáo hoàng Francis của giáo hội Công giáo tiết lộ Tòa Thánh đang tham gia sứ mệnh hòa đàm với mục tiêu chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
"Hiện sứ mệnh đang được triển khai nhưng chưa công bố. Một khi được công khai, ta sẽ cung cấp thông tin", Reuters dẫn lời Đức Thánh Cha trong cuộc họp báo trên máy bay.
"Ta cho rằng hòa bình chỉ luôn đạt được thông qua các kênh mở. Con người không thể đạt được hòa bình bằng sự khép kín", Giáo hoàng cho biết.
Giữa chiến sự, người dân Ukraine vất vả tìm bác sĩ
Người đứng đầu Vatican cho hay đã trao đổi tình hình Ukraine với Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Tổng giám mục Hilarion, đại diện của Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Budapest.
Giáo hoàng Francis, 86 tuổi, trước đó bày tỏ ý định thăm Kyiv và Moscow cho sứ mệnh hòa bình.
Vài ngày trước, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tiếp kiến giáo hoàng ở tòa Thánh và thảo luận về "cơ chế hòa bình" do Tổng thống Volodymyr Zelensky đề xuất.
Bình luận (0)