Vụ tấn công xảy ra vào rạng sáng 17.7 trên cầu Crimea, tuyến đường huyết mạch nối bán đảo Crimea với vùng Krasnodar ở miền nam Nga.
Các cơ quan chức năng Nga gọi đây là cuộc tấn công khủng bố do Ukraine thực hiện với 2 tàu không người lái. Điện Kremlin nói biết ai đứng sau vụ việc, đồng thời cho hay chưa có thảo luận nào về việc tăng cường an ninh cho cây cầu Crimea.
Trong khi đó, phát ngôn viên Maria Zakharova của Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine dàn dựng vụ tấn công với sự tham gia trực tiếp của tình báo và các chính trị gia Anh và Mỹ.
Xem nhanh: Chiến sự Nga-Ukraine ngày 508, cầu Crimea lại tiếp tục bị tấn công?
Sau vụ tấn công, giới chức Nga cho ngừng lưu thông phương tiện qua cầu và kêu gọi người dân đi đường khác để đến và đi khỏi Crimea, chủ yếu là đường qua các vùng mà Nga tuyên bố sáp nhập từ Ukraine hồi năm ngoái nhưng bị Ukraine phản đối.
Cảnh tắc đường đã xảy ra tại nhiều hướng trong lúc du khách từ Crimea tìm cách về lại Nga thông qua tuyến đường ở miền nam Ukraine. Hãng RIA đưa tin đoàn xe dài 5 km đã hình thành và du khách Nga đang di chuyển qua cầu Chonhar, nơi bị tạm ngừng hoạt động hồi tháng trước sau một vụ tấn công.
Các quan chức Ukraine không nhận trách nhiệm nhưng tỏ ra hoan nghênh, trong đó một số ý kiến cho rằng cây cầu là "cấu trúc trái phép" được dùng để tiếp tế cho binh sĩ Nga. Bộ Ngoại giao Nga nói rằng việc các quan chức Ukraine vui mừng vì vụ việc cho thấy "hành vi tàn ác".
Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đáp trả vụ tấn công cầu Crimea
Trong cuộc họp cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi các đề xuất an ninh cụ thể để đảm bảo an toàn cho cây cầu sau vụ "tấn công khủng bố". Phó thủ tướng Marat Khusnullin cho biết trụ cầu không bị hư hại nhưng một đoạn mặt cầu bị phá hủy và cần được xây lại. Ông nói với Tổng thống Putin rằng việc sửa chữa sẽ hoàn tất trước ngày 1.11. Một chiều của cầu sẽ lưu thông xe từ ngày 15.9. Tuyến đường sắt của cầu không bị ảnh hưởng.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh liên bang, kêu gọi sử dụng vũ lực, các biện pháp có mục tiêu và tàn nhẫn để đáp trả. Vị quan chức viết rằng kinh nghiệm cho thấy không thể chống khủng bố bằng lệnh cấm vận quốc tế, hăm dọa hay rao giảng. "Chúng chỉ hiểu ngôn ngữ của vũ lực. Chỉ có các phương pháp cá nhân và khá không nhân từ", ông Medvedev tuyên bố.
Ông Medvedev viết trên Telegram rằng "nên cho nổ nhà của những kẻ khủng bố và nhà người thân của chúng", đồng thời tìm diệt những kẻ đồng lõa. "Diệt trừ các chỉ huy tối cao của những đơn vị khủng bố này là điều then chốt", ông Medvedev viết và nhận định nhiệm vụ "tuy khó khăn nhưng khả thi".
Cựu quan chức lo Ukraine phải trả giá đắt nếu tấn công Crimea
Thỏa thuận ngũ cốc hết hiệu lực, LHQ cảnh báo hàng triệu người sẽ trả giá
Ngày 17.7, Nga từ chối gia hạn thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng ở biển Đen trong một năm qua, phàn nàn rằng việc dỡ bỏ rào cản đối với hàng thực phẩm và phân bón của Nga đã không được thực hiện, theo Reuters.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ đã thông báo cho Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc rằng "nếu không có sự tham gia của Nga, sáng kiến biển Đen sẽ ngừng hoạt động từ ngày 18.7". Điều này có nghĩa là Nga rút lại các đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển, chấm dứt hành lang nhân đạo trên biển và giải tán trung tâm điều phối chung ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), vốn được thành lập để giám sát việc thực hiện thỏa thuận.
Bộ Ngoại giao Nga còn cho biết điều đó có nghĩa là khu vực tây bắc biển Đen một lần nữa sẽ được chỉ định là khu vực nguy hiểm tạm thời đối với hàng hải.
Điện Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga nói vẫn có thể quay lại thỏa thuận ngay sau khi phần liên quan Nga được thực thi, đồng thời chỉ xem xét khi nhận được "kết quả cụ thể", không phải "những lời hứa hẹn".
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lấy làm tiếc về quyết định của Nga, đồng thời cảnh báo rằng hàng trăm triệu người đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu "sẽ phải trả giá". Tuy nhiên, ông Guterres cũng lưu ý rằng Liên Hiệp Quốc nhận thức được thực tế là vẫn còn một số trở ngại trong hoạt động ngoại thương đối với thực phẩm và phân bón của Nga.
Ukraine mất 20% thiết bị trong hai tuần đầu cuộc tấn công
Tại Washington, Nhà Trắng cho biết việc Nga đình chỉ thỏa thuận "sẽ làm xấu đi an ninh lương thực và gây hại cho hàng triệu người".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nêu ra triển vọng nối lại xuất khẩu ngũ cốc mà không có sự tham gia của Nga, cho rằng Kyiv sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ để vô hiệu hóa hiệu quả lệnh phong tỏa trên thực tế của Nga tại biển Đen.
"Chúng tôi không sợ", phát ngôn viên Serhiy Nykyforov dẫn lời ông Zelensky nói. "Các công ty, chủ tàu đã tiếp cận chúng tôi. Họ nói rằng họ đã sẵn sàng, nếu Ukraine để họ xuất cảng và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục cho họ đi qua, thì mọi người sẵn sàng tiếp tục cung cấp ngũ cốc".
Ông Trương Quân, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, hy vọng các bên liên quan có thể tìm ra giải pháp, đồng thời lưu ý rằng Nga cũng có những lo ngại cần được đáp ứng.
Bình luận (0)