Báo động tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu

26/04/2023 16:16 GMT+7

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên diễn biến thiếu hụt lương thực trên thế giới có thể sẽ đẩy nhu cầu mua gạo lên cao hơn trong những tháng cuối năm.

Báo động tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu   - Ảnh 1.

Gạo Việt đang có giá trên thị trường xuất khẩu

CÔNG HÂN

Tại hội nghị đánh giá tình hình xuất khẩu gạo do Bộ Công thương tổ chức hôm nay 26.4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, toàn vùng ĐBSCL trong vụ đông xuân vừa qua đã thắng lớn, được mùa và được giá, nông dân có được thu nhập cao so với các năm trước. 

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2022/2023 được dự báo đạt mức 509,4 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Fitch Solutions dự báo, sản lượng gạo toàn cầu đang giảm khiến lượng gạo thâm hụt lên đến 8,7 triệu tấn. Thâm hụt sẽ khiến giá gạo duy trì ở mức cao cho đến năm 2024. 

Trong khi đó, xu hướng bảo hộ an ninh lương thực đang lan rộng. Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) nhận định, tỷ lệ các quốc gia và vùng lãnh thổ không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới. Vì vậy, hiện nay có gần 30 quốc gia đã thực hiện siết chặt, hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa.

FAO cũng cho rằng, thực trạng mất an ninh lương thực đã diễn ra trong nhiều năm nhưng đang lan rộng trên toàn cầu do cùng lúc chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng, đe dọa an ninh, sự ổn định chính trị kinh tế thế giới, đặc biệt khu vực châu Phi chịu thiệt hại nặng nề nhất do phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. 45 quốc gia (33 quốc gia châu Phi, 9 quốc gia châu Á, 2 quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe, và 1 ở châu Âu) đang cần hỗ trợ lương thực nhập khẩu để tránh tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023. Tình trạng lạm phát cao vẫn đang tiếp diễn ở hầu hết các quốc gia và dự kiến sẽ còn kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến mức tiêu dùng hàng hóa, làm giảm cầu hàng hóa nhập khẩu.

Trước tình hình này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp bình tĩnh, đánh giá đúng tình hình để đàm phán ký kết hợp đồng có hiệu quả. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.