Chiến sự 'tốt cho công nghiệp vũ khí', Ukraine phủ bóng triển lãm trang bị lục quân lớn nhất thế giới

16/06/2022 10:46 GMT+7

Cuộc xung đột tại Ukraine đang chi phối tình thần của sự kiện Eurosatory , thế giới ">hội chợ vũ khí lục quân lớn nhất thế giới ở ngoại ô Paris hôm 13.6.

Các loại vũ khí được trưng bày đến từ 60 quốc gia, trong đó có xe tăng, xe bọc thép điều khiển từ xa, thiết bị chống bạo động, nhiều loại súng và đạn dược.

Kế bên gian hàng của Ukraine, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ trưng bày tên lửa Javelin chống tăng. Đây là loại tên lửa đóng vai trò chủ chốt để Kyiv kháng cự lực lượng Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24.2.

Một nhà sản xuất vũ khí từ Đông Âu giấu tên nói: “Năm nay mọi thứ đều là về Ukraine. Chiến tranh thì tốt cho ngành công nghiệp vũ khí, nhưng đó không phải là điều khiến tôi vui vẻ”.

Khác với mọi năm, triển lãm Eurosatory năm nay không có sự hiện diện của Nga – nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới. Trong khi đó, lượng khách đến thăm quầy hàng của các nước Baltic và các cường quốc đông châu Âu tăng gấp đôi hoặc gấp ba.

Vũ khí được trưng bày ở hội chợ Eurosatory 2022

Sau thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19, khoảng 1.700 nhà sản xuất vũ khí đang tìm kiếm cơ hội mới khi nhiều xung đột mới buộc các quốc gia phải tái cân nhắc nhu cầu và ngân sách quốc phòng.

Phát biểu tại lễ khai mạc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố: "Pháp đã bước vào nền kinh tế thời chiến". Ông kêu gọi các cường quốc châu Âu cùng nhau tự phát triển nền công nghiệp quốc phòng.

Nhiều nhà sản xuất cho biết hiện nhu cầu vũ khí rất cao, nhưng không đủ khả năng sản xuất. Đặc biệt là châu Âu, nơi đã phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ trong nhiều năm. Cụ thể, một số nhà cung cấp cho biết họ không thể cung cấp đủ nhu cầu bom đạn cho Ukraine cho đến năm 2024-2025.

“Nền công nghiệp quốc phòng châu Âu hoàn toàn không phù hợp với loại hình chiến tranh hiện thấy ở Ukraine. Bạn biết đó, số lượng bom đạn mà lực lượng Ukraine đang tiêu thụ hằng ngày thực sự vượt quá con số mà ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu có khả năng sản xuất trong một tháng, thậm chí là nhiều tháng”, ông Elie Tenenbaum, giám đốc trung tâm nghiên cứu an ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, cho biết.

Những nước nào đã gửi viện trợ vũ khí cho Ukraine?

Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định việc cả Nga và Ukraine đều giảm sút năng lực vũ khí cuối cùng có thể làm chậm tốc độ xung đột. Đề cập đến vấn đề này, tờ Le Monde hôm 13.6 đưa tin nhà chức trách Pháp đang cân nhắc đạo luật trưng dụng các nhà máy và thiết bị dân sự để chế tạo vũ khí, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.