Chiến sự Ukraine ngày 681: Nga bị tố dùng tên lửa Triều Tiên, Mỹ gửi thông điệp

Văn Khoa
Văn Khoa
06/01/2024 05:24 GMT+7

Trợ lý tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak ngày 5.1 nói rằng Nga đã tấn công Ukraine bằng tên lửa do Triều Tiên cung cấp.

Không quân Ukraine ngày 5.1 tuyên bố đã bắn hạ 21 trong số 29 máy bay không người lái (UAV) do Nga phóng vào đêm 4-5.1, theo Reuters. Số UAV đó đã bị bắn hạ ở 6 khu vực thuộc miền nam, miền trung và miền tây Ukraine.

Trong khi đó, Tỉnh trưởng Vyacheslav Gladkov của tỉnh Belgorod thuộc Nga ngày 5.1 viết trên Telegram rằng quân đội Ukraine đã pháo kích thành phố Belgorod và một số khu vực khác trong tỉnh, theo Hãng tin TASS. "Hệ thống phòng không đã được kích hoạt ở Belgorod, 10 mục tiêu trên không đã bị bắn hạ. Hai người bị thương", ông Gladkov viết.

Điểm xung đột: Ukraine tính bài phản công 2024; Triều Tiên nã pháo, Hàn Quốc sơ tán dân

Đến khuya 5.1 chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukaine đối với cáo buộc và tuyên bố của đối phương.

Xem thêm: Nghị sĩ Đức nói Ukraine có thể dùng tên lửa Đức tấn công đất Nga?

Quan chức Ukraine nói Nga dùng tên lửa Triều Tiên tấn công

Trợ lý tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak ngày 5.1 nói rằng Nga đã tấn công Ukraine bằng tên lửa do CHDCND Triều Tiên cung cấp lần đầu tiên, theo Reuters. Ông Podolyak không cung cấp bằng chứng cho thấy tên lửa được Nga sử dụng là của Triều Tiên.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Không quân Ukraine Yury Ignat ngày 5.1 cho hay lực lượng này chưa thể xác nhận rằng Nga đã sử dụng tên lửa Triều Tiên để tấn công Ukraine, theo AFP.

Chiến sự Ukraine ngày 681: Nga bị tố dùng tên lửa Triều Tiên, Mỹ gửi thông điệp- Ảnh 1.

Một thành viên đội phá bom làm việc bên cạnh phần còn lại của một tên lửa không xác định ở trung tâm thành phố Kharkiv thuộc Ukraine ngày 2.1

Reuters

"Cho đến nay, chúng tôi không có thông tin nào cho thấy những tên lửa như thế đã được sử dụng. Mỹ đã đưa ra tuyên bố về điều đó. Vì vậy, các chuyên gia sẽ nghiên cứu mảnh vỡ và sau đó chúng tôi có thể nói liệu đây có phải là sự thật hay không. Tôi không thể xác nhận", ông Ignat nói với báo chí Ukraine.

Hôm 4.1, Nhà Trắng cáo buộc Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo và bệ phóng để sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine, và lực lượng của Moscow đã bắn một vài quả tên lửa trong số đó trên chiến trường.

Xem mảnh 'tên lửa Triều Tiên' Ukraine cáo buộc Nga sử dụng

Chính quyền Mỹ đưa ra cáo buộc mới nhất dựa trên thông tin tình báo mới được giải mật, đồng thời nói đây là "sự leo thang đáng kể và đáng lo ngại", theo Reuters.

Trong nhiều tháng qua, Washington đã cáo buộc Bình Nhưỡng cung cấp thiết bị quân sự cho Moscow để đổi lấy hỗ trợ kỹ thuật từ Nga, giúp Triều Tiên nâng cao năng lực quân sự. Triều Tiên vốn luôn phủ nhận việc cung cấp vũ khí cho Nga.

Xem thêm: Triều Tiên phản đối Mỹ gửi tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine

Mỹ gửi thông điệp mới cho Ukraine

Trong cuộc họp báo ngày 4.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nhấn mạnh rằng Mỹ cam kết hỗ trợ Ukraine "miễn là cần thiết", nhưng điều đó không có nghĩa là việc hỗ trợ sẽ vẫn ở mức như năm 2022 và 2023, theo trang The Kyiv Independent.

"Chúng tôi cho rằng điều đó là không cần thiết vì mục tiêu cuối cùng là làm cho Ukraine có thể tự đứng trên đôi chân của mình và giúp Ukraine xây dựng cơ sở công nghiệp quân sự của riêng mình để có thể tự tài trợ, chế tạo và mua vũ khí", ông Miller nhấn mạnh.

Ông Miller có phát ngôn như trên khi các quan chức Mỹ khác thừa nhận rằng về cơ bản không còn tiền để viện trợ Ukraine nếu không có hành động lập pháp từ Quốc hội Mỹ. Vào đầu tháng 12.2023, các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã ngăn chặn dự luật viện trợ 61 tỉ USD cho Ukraine, phần lớn vì lý do chính trị trong nước.

Không kích ồ ạt ngày những ngày đầu năm, Nga chuyển hướng về mục tiêu?

Ukraine ngày càng tập trung vào việc nâng cao năng lực công nghiệp quân sự trong nước mà Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky khẳng định đã tăng gấp ba lần vào năm 2023.

Các đồng minh của Ukraine cũng đã cam kết hỗ trợ trong quá trình này. Tổng giám đốc điều công ty sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức Armin Papperger ngày 2.12.2023 cho hay công ty có kế hoạch chế tạo những chiếc xe bọc thép đầu tiên tại Ukraine vào mùa hè năm 2024.

Xem thêm:Tổng thống Ukraine hé lộ vũ khí mới có thể tấn công sâu bên trong đất Nga??

Phi công Ukraine sẽ hoàn thành khóa huấn luyện F-16 ở Mỹ vào cuối năm

Trang The Kyiv Independent ngày 5.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Pat Ryder cho hay các phi công Ukraine đang tham gia khóa huấn luyện máy bay chiến đấu F-16 tại Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành khóa huấn luyện này vào cuối năm nay.

"Tôi dự kiến vào cuối năm nay, chúng tôi sẽ bắt đầu chứng kiến những phi công đó tốt nghiệp", ông Ryder cho hay trong một cuộc họp báo, đồng thời cho biết thêm rằng sẽ mất từ 5-8 tháng để hoàn thành khóa huấn luyện F-16, tùy thuộc vào trình độ kỹ năng của từng phi công.

Hà Lan chuyển 18 chiếc chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine

Các phi công Ukraine tiếp tục huấn luyện trên máy bay với các hướng dẫn viên Mỹ tại căn cứ không quân ở bang Arizona.

Các phi công Ukraine bắt đầu khóa huấn luyện vào cuối tháng 10.2023 bằng cách học những kiến thức cơ bản về vận hành F-16 trước khi chuyển sang lái chiến đấu cơ này.

Trước đó cùng ngày, The Kyiv Independent dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Bỉ cho hay nước này sẽ điều 2 chiếc F-16 và 50 chuyên gia đến Đan Mạch từ tháng 3 đến tháng 9 để hỗ trợ huấn luyện các phi công Ukraine.

Xem thêm: Bộ trưởng Không quân Mỹ đánh giá tác động của F-16 trong xung đột Nga-Ukraine

Nepal tạm dừng cho phép công dân làm việc ở Nga và Ukraine

Một chức Nepal ngày 5.1 cho hay nước này đã ngừng cấp giấy phép cho công dân của mình làm việc ở Nga và Ukraine cho đến khi có thông báo mới, sau khi ít nhất 10 binh sĩ Nepal thiệt mạng khi phục vụ trong quân đội Nga, theo Reuters.

Nepal đã yêu cầu Nga không tuyển dụng công dân của mình vào quân đội Nga và lập tức cho toàn bộ binh sĩ Nepal hồi hương, cũng như bồi thường cho gia đình của những người thiệt mạng.

Chính phủ Nepal ước tính có tới 200 công dân nước này đang làm việc trong quân đội Nga và khoảng 100 người Nepal bị cho là đang mất tích.

Ukraine-Nga đối mặt nguy cơ từ loài gặm nhấm

Ông Kabiraj Upreti, giám đốc của một cơ quan phụ trách việc làm nước ngoài của Nepal, cho hay quyết định tạm ngừng cấp giấy phép cho công dân Nepal lao động ở Nga và Ukraine nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại về người và sẽ có hiệu lực cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Lao động nhập cư người Nepal phải nhận được giấy phép lao động từ chính phủ để nhận công việc dân sự ở nước ngoài. Điều này cho phép họ được nhà nước hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp hoặc bồi thường cho gia đình họ trong trường hợp tử vong.

Hàng triệu công dân Nepal được tuyển dụng vào các công việc dân sự, chủ yếu là làm việc trong các ngành công nghiệp và công trường xây dựng ở Hàn Quốc, Malaysia và Trung Đông, theo Reuters.

Xem thêm: Nepal bắt giữ 12 người tuyển lính trái phép cho quân đội Nga

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.