Đài RT ngày 30.1 đưa tin Công ty hóa chất Fores ở Nga treo thưởng cho các binh sĩ nước này nhằm hạ các xe tăng M1 Abrams và Leopard 2 mà Mỹ và Đức hứa viện trợ cho Ukraine.
"Các binh sĩ Nga hạ hoặc chiếm được xe tăng Leopard 2 của Nga hoặc Abrams của Mỹ sẽ được nhận tiền thưởng. Fores sẽ trao giải thưởng đầu tiên là 5 triệu rúp (1,7 tỉ đồng) và mỗi giải thưởng tiếp theo là 500.000 rúp", theo thông cáo của công ty.
Công ty cho biết thêm rằng nếu Ukraine có được các tiêm kích F-15 hay F-16, Fores sẽ trao thưởng 15 triệu rúp cho binh sĩ nào bắn rơi chiếc đầu tiên.
Tổng thống Ukraine nói tình hình rất khó, phương Tây cần sớm cấp thêm nhiều vũ khí mạnh
Thành lập năm 2000, Fores sản xuất và bán proppant, chất được các công ty dầu khí dùng trong thủy lực cắt phá. Công ty có trụ sở tại Ekaterinburg (Nga).
Trước đó vào ngày 29.1, diễn viên Nga Ivan Okhlobystin, nổi tiếng về quan điểm "diều hâu" cũng treo thưởng 10 triệu rúp cho binh sĩ Nga hạ được xe tăng Abrams.
Về chiến sự, báo Kyiv Independent ngày 30.1 dẫn thông tin từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho hay lực lượng nước này đã đẩy lùi các đợt tấn công của Nga tại 10 khu vực ở Luhansk và Donetsk trong vòng 24 giờ qua.
Phía Ukraine còn tấn công 2 căn cứ tạm thời của lực lượng Nga, 1 hệ thống tên lửa phòng không, 2 trạm radar và một kho đạn.
Ukraine cho biết phía Nga đã oanh kích tại 9 tỉnh trong vòng 24 giờ, gồm Donetsk, Kherson, Kharkiv, Sumy, Mykolaiv, Chernihiv, Zaporizhzhia, Dnipropetrovsk và Luhansk. Theo giới chức địa phương, có 5 người thiệt mạng và 13 người bị thương.
Nga chưa bình luận về thông tin trên.
Lãnh đạo NATO nói đã sẵn sàng cho khả năng giao chiến với Nga
Nga chỉ trích NATO
Theo Reuters, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong chuyến công du đến Hàn Quốc vào ngày 30.1 kêu gọi nước này tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Ông Stoltenberg đang công du Hàn Quốc và Nhật Bản. Phát biểu tại Seoul, ông cảm ơn Hàn Quốc đã viện trợ quân sự phi sát thương cho Ukraine, nhưng kêu gọi viện trợ thêm và cho biết Ukraine "cần đạn dược khẩn cấp".
Hàn Quốc đã ký các thỏa thuận lớn nhằm cung cấp hàng trăm xe tăng, máy bay và các vũ khí khác cho Ba Lan kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết nước này có quy định cấm cung cấp vũ khí cho các nước tham gia xung đột, nên khó cung cấp cho Ukraine.
Mỹ chấp thuận chuyển xe tăng cho Ukraine để "yểm trợ" thủ tướng Đức
Cũng trong ngày 30.1, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng các nước NATO đang ngày càng liên quan nhiều hơn vào chiến sự tại Ukraine, đồng thời cho rằng việc viện trợ vũ khí sẽ không làm thay đổi cục diện mà chỉ khiến xung đột leo thang thêm.
Ukraine cảnh báo tình hình Donetsk
Báo Kyiv Independent ngày 30.1 dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky báo động về tình hình rất khó khăn do lực lượng Nga tấn công liên tục, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì viện trợ quân sự của phương Tây.
Ông cáo buộc Nga tìm cách "kéo dài cuộc chiến, khiến lực lượng của Ukraine kiệt quệ". Theo ông, sức tấn công của Nga trở nên rất dữ dội dù chịu tổn thất nặng nề.
"Tốc độ viện trợ quân sự đã và sẽ là một trong những yếu tố then chốt trong cuộc chiến này", ông phát biểu và nói thêm rằng Ukraine đạt "kết quả đáng kể" trong tuần qua với nhiều nước về hỗ trợ quân sự, gồm Mỹ, Đức, Ba Lan, Canada, Bỉ, Na Uy và Ý.
Tổng thống Ukraine kêu gọi phương Tây chuyển vũ khí nhiều, nhanh hơn vì Nga muốn gây kiệt quệ
Xem thêm: Tổng thống Ukraine báo động sức tấn công của Nga rất dữ dội ở Donetsk
Đức không gửi chiến đấu cơ cho Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 29.1 tái khẳng định rằng Berlin sẽ không gửi chiến đấu cơ đến cho Kyiv trong bối cảnh Ukraine đang tăng cường kêu gọi phương Tây cung cấp vũ khí.
"Tôi chỉ có thể khuyên chúng ta không tham gia vào cuộc đua đấu thầu liên tục liên quan đến hệ thống vũ khí", Thủ tướng Scholz phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với báo Tagesspiegel.
"Ngay sau khi quyết định về xe tăng được đưa ra, cuộc tranh luận tiếp theo (về chiến đấu cơ) đã bắt đầu ở Đức. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này không quan trọng và làm suy yếu niềm tin của người dân vào các quyết định của chính phủ", ông Scholz chỉ ra.
Anh chưa muốn cung cấp chiến đấu cơ Typhoon cho Ukraine, Lockheed nói sẵn sàng giao F-16
Xem thêm: Đức khẳng định không gửi chiến đấu cơ cho Ukraine
Khả năng Phần Lan gia nhập NATO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã phát đi tín hiệu rằng Ankara có thể sẽ đồng ý để Phần Lan gia nhập NATO trước Thụy Điển, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Stockholm.
"Chúng tôi có thể gửi một thông điệp khác cho Phần Lan (về việc nước này xin gia nhập NATO) và Thụy Điển sẽ sốc khi họ nhìn thấy thông điệp của chúng tôi. Nhưng Phần Lan không nên mắc sai lầm tương tự mà Thụy Điển đã mắc phải", ông Erdogan nói trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 29.1, theo Reuters.
Để có thể gia nhập, hai nước Bắc Âu cần nhận được sự chấp thuận của toàn bộ 30 nước thành viên hiện tại trong liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn chưa phê chuẩn việc này.
Xe tăng M1 Abrams Mỹ cho Ukraine dù hiện đại nhưng không có lớp giáp uranium nghèo bí mật
Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Thụy Điển chứa chấp những người mà Ankara nói là các chiến binh thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK), từng cầm vũ khí chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1984. PKK là tổ chức chính trị - quân sự đã bị Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) liệt vào danh sách khủng bố.
Xem thêm: Thổ Nhĩ Kỳ có thể gật đầu để Phần Lan gia nhập NATO trước Thụy Điển?
Bình luận (0)