(TNO) Những loài chim đời đầu cách đây 100 triệu năm đã từ bỏ chiếc đuôi xương dài để đổi lấy cặp chân linh hoạt và lợi thế tiến hóa.
Một nhóm các chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) đã giám định hóa thạch của những loài chim đầu tiên từ thời Kỷ Phấn Trắng, tức cách đây 145 đến 66 triệu năm.
Họ phát hiện đuôi dài đầy xương của chúng tự động rụng đi, sau khi chim bay được, dẫn đến sự thay đổi đa dạng của cấu tạo các chi ở những loài chim thuở sơ khai.
Sự thay đổi này cho phép sản sinh ra đủ loại móng vuốt và chân, giúp hậu duệ hiện đại của chúng phát triển thành công hơn.
“Những loài chim đời đầu không phức tạp như chim chóc mà chúng ta biết đến ngày nay”, theo trưởng nhóm Roger Benson, nhưng điều khiến các chuyên gia ngạc nhiên là sự tiến hóa phần chân của chúng quá đa dạng.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the Royal Society B, các chuyên gia kết luận rằng các loài chim thủy tổ khởi đầu như một loài khủng long, nhưng chúng đã nhanh chóng bứt phá trên con đường tiến hóa để vượt lên họ hàng khủng long và tồn tại đến ngày nay.
Phi Yến
>> Chim tiền sử có răng
>> Chim tiền sử có 4 cánh?
>> Loài thằn lằn tiền sử tên Obama
>> Đuôi khủng long 72 triệu năm tuổi
>> Phát hiện loài khủng long mũi to, sừng dài
>> Cá khổng lồ thời khủng long
>> Giả thuyết mới về khủng long
Bình luận (0)