Chỉnh độ sáng của smartphone vào buổi tối để tránh gây hại, có đúng không?

Ngọc Lam
Ngọc Lam
23/12/2019 14:36 GMT+7

Bạn nằm trên giường và lướt internet đến khuya rồi chọn chế độ màn hình sáng nhợt đi cho chiếc di động của mình.

Hành động này vào những ngày này quá đỗi bình thường, nhưng điều này có thật sự giúp ích gì cho sức khỏe hay không? Hãy xem ý kiến của các chuyên gia nói về nó, theo Medical Daily.
Hóa ra, làm mờ màn hình điện thoại của bạn giúp bạn ngủ thiếp đi không thật sự là ý tưởng hay. Trên thực tế, một nghiên cứu từ Đại học Manchester (Anh) tiết lộ rằng điện thoại của bạn đã chuyển sang màu vàng ánh sáng ban đêm, thậm chí còn tệ hơn chứ không phải là cách giúp bạn chìm vào giấc ngủ.
Hành động chỉnh mờ ánh sáng của điện thoại thật ra làm cho màu vàng trên điện thoại vẫn còn rất nhiều khiến bạn tỉnh táo dựa trên nguyên tắc khoa học. Điều này là do một loại protein trong mắt được gọi là melanopsin phản ứng với cường độ ánh sáng, hoặc bước sóng của nó. Bước sóng càng ngắn, độ sáng càng giảm, làm cho màn hình của bạn xuất hiện nhiều màu vàng hơn, theo Medical Daily.
Với ý nghĩ đó, nghiên cứu đã nói rằng ý tưởng này ảnh hưởng đến đồng hồ cơ thể của chúng ta.
Về cơ bản, các tế bào hình nón phát hiện màu sắc trong mắt bạn gửi tín hiệu sinh học đến não là ngày hay đêm, và nó dựa trên loại ánh sáng mà nó nhận được. Vì vậy, một màn hình sáng có nghĩa là trong tiềm thức nói rằng nó vẫn còn ban ngày, khiến bạn không cảm thấy buồn ngủ chút nào. Ý tưởng này được thực hiện bằng cách nghiên cứu các tế bào hình nón cảm nhận màu sắc ở chuột.
Tất nhiên, nghiên cứu vẫn còn cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, điều mà các nhà khoa học đang cảnh báo chúng ta là quan niệm chỉnh tối màn hình sáng để không gây hại mắt và vẫn giúp chúng ta đi vào giấc ngủ là quan niệm sai. Và, điều chúng ta cần làm là đặt điện thoại xuống để cơ thể được tự nhiên đi vào giấc ngủ, theo Medical Daily.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.