Chính phủ dành 34.500 tỉ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng chống dịch

Lê Hiệp
Lê Hiệp
13/11/2020 16:37 GMT+7

Dự toán phân bổ ngân sách T.Ư năm 2021 sẽ dành 34.500 tỉ đồng dự phòng ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ và phòng chống dịch.

Chiều 13.11, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách T.Ư năm 2021.

Người dân miền Trung mất nhà do mưa lũ được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ

Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án phân bổ ngân sách T.Ư năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trong quá trình thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức phân bổ ngân sách để chi hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tăng hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các địa phương bị bão lũ ở miền Trung.
Có ý kiến đề nghị nghị ưu tiên hỗ trợ các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng miền khác trong việc xử lý xâm nhập mặn, hạn hán; quan tâm phân bổ chi ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách như an ninh nguồn nước, kè biên giới...
Về vấn đề này, ông Hải cho biết, trước tình hình thiên tai, bão lũ từ đầu năm tới nay, Chính phủ đã chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời các địa phương bị thiệt hại về dân sinh và khôi phục cơ sở hạ tầng phát sinh ngoài dự toán từ nguồn dự phòng ngân sách T.Ư, dự trữ của T.Ư và chỉ đạo các địa phương huy động nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai.
Cụ thể, trong năm 2020, ngân sách T.Ư đã hỗ trợ 530 tỉ đồng cho 8 địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long để khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn. Cạnh đó, Chính phủ dự kiến hỗ trợ 381,8 tỉ đồng cho 11 địa phương khu vực miền núi phía Bắc để khắc phục thiệt hại do mưa đá, giông lốc, sạt lở cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra trong 8 tháng đầu năm.
Đối với ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung, Tây nguyên, trong tháng 10.2020, đã bước đầu bổ sung 500 tỉ đồng cho 5 địa phương miền Trung; ngân sách T.Ư sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở với mức tối đa 40 triệu đồng/hộ có nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; 10 triệu đồng/hộ có nhà bị hư hỏng nặng...
Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Người dân Huế khóc ròng: Chưa làm được đồng mô… thì lụt lại

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất cấp 28.700 tấn gạo dự trữ quốc gia, nhiều hàng hóa, vật tư, thuốc men, giống,... để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và sản xuất.
Ông Hải cũng cho biết, năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước đã bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đê điều, hồ đập... sau bão lũ, dự kiến bố trí 34.500 tỉ đồng dự phòng ngân sách nhà nước để chủ động xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh trên.
Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Người dân Huế tất tả đưa gia súc chạy lũ

Bố trí nguồn lực phục vụ việc cung cấp vắc xin phòng Covid-19

Một số ý kiến đề nghị làm rõ việc bố trí và cân đối ngân sách cho phòng, chống đại dịch Covid-19. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, dự toán ngân sách năm 2020 đã bố trí 37.400 tỉ đồng dự phòng ngân sách nhà nước; 100 tỉ đồng bổ sung quỹ dự trữ tài chính; 1.200 tỉ đồng chi dự trữ quốc gia và khoảng 90 tỉ đồng kinh phí thực hiện các hoạt động chỉ đạo tuyến về phòng chống dịch.
Do vậy, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngân sách T.Ư và ngân sách các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực bố trí trong dự toán và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện chi cho phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, do mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho phép huy động cả nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách T.Ư năm 2019 (20.000 tỉ đồng) để đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho các địa phương phòng, chống đại dịch Covid-19 và hỗ trợ khó khăn cho người dân và người lao động trong các doanh nghiệp.
Năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội dự kiến bố trí 34.500 tỉ đồng dự phòng ngân sách nhà nước; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 tỉ đồng và 1.200 tỉ đồng dự trữ quốc gia để chủ động xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh trong điều hành (như: phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh...).
Ngoài ra, dự toán ngân sách T.Ư còn bố trí khoảng 100 tỉ đồng trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Y tế dành cho hoạt động chỉ đạo tuyến về phòng, chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, theo ông Hải, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có phương án bố trí nguồn lực phù hợp để phục vụ cho việc cung cấp vắc xin phòng, chống dịch.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.