IOC Huế ra đời từ đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025” được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 8.2018. Đây là kết quả của sự phối hợp khảo sát, đánh giá, ứng dụng thí điểm các giải pháp CNTT của chính quyền tỉnh và Viettel Solutions với mục tiêu xây dựng thành công Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, hướng đến hiện đại hóa nền hành chính tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Giám đốc IOC Huế Bùi Hoàng Minh cho biết kết quả đạt được sau 3 năm triển khai Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh Huế |
t.luân |
Dự án IOC của Huế là dự án smart city đầu tiên của Việt Nam đoạt giải "Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á" tại Giải thưởng Viễn thông châu Á năm 2019.
IOC Huế đang triển khai đồng thời 10 dịch vụ, bao gồm: Phản ánh hiện trường; nhóm giải pháp camera giám sát đô thị và an toàn giao thông; thông tin cảnh báo; giám sát thông tin báo chí địa phương; thẻ điện tử công chức, viên chức; giám sát dịch vụ hành chính công; giám sát quảng cáo điện tử; giám sát môi trường; giám sát an toàn mạng và giám sát tàu cá.
Phó tổng giám đốc Viettel Solutions Nguyễn Ngọc Linh khẳng định, IOC Huế đóng góp vai trò quan trọng giúp Thừa Thiên-Huế vươn lên vị trí thứ 2 toàn quốc về chỉ số DTI (Digital Transformation Index - Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố vào tháng 10.2021) ở cấp tỉnh tại cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Sau 3 năm, IOC Huế đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp lớn vào sự thay đổi bộ mặt của tỉnh và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho người dân.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Thanh Bình chia sẻ tại buổi tọa đàm |
t.luân |
Bên cạnh đó, Huế cũng đang có thêm ứng dụng Hue-S (có phiên bản trên Android và iOS) là cầu nối giữa người dân và cấp quản lý xử lý nhanh những vấn đề trong tỉnh. Hiện tại, ứng dụng đã có 793.050 lượt tải, tiếp nhận xử lý trên 58.000 phản ánh với 226 đơn vị tham gia hệ thống xử lý, tiết kiệm 7,7 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước, thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp vào hệ thống.
Nhờ IOC là "trái tim", chính quyền số của Huế với các công cụ như Hue-S, Hue-G đã chứng minh hiệu quả chỉ sau 6 tháng đi vào thực tiễn. Theo chia sẻ của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh - ông Nguyễn Xuân Sơn, hiệu quả lớn nhất là thay đổi nhận thức về thông tin giữa các cơ quan tham gia, tạo ra một quy trình làm việc có thể khắc phục những hạn chế hành chính thông thường, giảm bớt áp lực nhân sự và kết nối người dân với chính quyền một cách thuận tiện, minh bạch.
Bình luận