Theo ông Hồng, lý do khiến người dân bức xúc bởi vì một vài phường, xã chưa chuẩn bị kỹ đã tiến hành giải tỏa, trong khi lẽ ra cơ quan chức năng phải khảo sát từng tuyến đường, xác định những hộ vi phạm lộ giới để tiến hành đo đạc, đánh mốc, hướng dẫn, đồng thời yêu cầu người dân cam kết thời gian tự tháo dỡ.
tin liên quan
'Giành lại vỉa hè': Chủ tịch phường xin lỗi dân vì vội vã đập bậc tam cấpChủ tịch và Phó chủ tịch UBND phường đã công khai xin lỗi trước dân vì lực lượng đi lập lại trật tự vỉa hè xử lý vội vàng, khiến nhiều người dân bức xúc.
|
“Phải tuyên truyền, giải thích, làm cho thấu tình đạt lý để tạo sự đồng thuận của người dân. Đến lần thứ 3, nếu người dân chưa thực hiện mới tiến hành xử lý”, ông Hồng nói.
Kế hoạch ra quân lập lại trật tự lòng lề đường tại TP.Mỹ Tho bắt đầu từ ngày 8.5. Theo đó, đối với những ngôi nhà hoặc công trình xây dựng đúng mốc chỉ giới quy định thì ban công được phép nhô ra từ 90-140cm, bậc tam cấp là 30cm. Ngoài phạm vi đó sẽ bị buộc phải tháo dỡ.
tin liên quan
Những người Sài Gòn cực thông minh làm thang sắt chống chiếm vỉa hè từ 2012Cụ Ngộ mà bạn đọc nhìn thấy trong ảnh nay đã 73 tuổi nhưng có thể sử dụng thang sắt treo tường độc đáo này thật dễ dàng vì nó được thiết kế quá tiện lợi và thông minh.
|
Tuy nhiên, điều mà nhiều người dân thắc mắc chính là sự không công bằng. Họ nêu ví dụ như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có lộ giới 24m, từ tim đường vô mỗi bên 12m.
Nằm trên con đường đó, khách sạn Song Nghi Cát Tường (số 111) cách mép đường 5m nhưng có làm 2 cái gờ để xe hơi chạy lên nhà, thụt sâu vào bên trong, vẫn bị đập bỏ.
|
Trong khi đó các căn nhà khácnhô ra cách mép đường chỉ chừng 2m nhưng được phép tồn tại.
Tương tự, ở bên kia đường có nhà hàng rào xây kiên cố cách mép đường khoảng 2,8m, cũng “bình an vô sự”.
tin liên quan
Ông Đoàn Ngọc Hải lý giải vì sao tháo dỡ mái che nhà dân, đơn vị"Mái che nhô ra vỉa hè là sai quy chuẩn xây dựng và nhếch nhác, không phù hợp với mỹ quan đô thị nên phải tháo ngay. Phải kiên quyết, mạnh mẽ xử phạt công bằng thì mới thay đổi được ý thức", ông Đoàn Ngọc Hải trả lời báo Thanh Niên.
|
Giải thích về các trường hợp bất bình đẳng nói trên, ông Trần Minh Đức, Trưởng phòng Quản lý đô thị Mỹ Tho, cho rằng nguyên nhân vì các căn nhà đó trước đây đã được cấp chủ quyền, kể cả phần nhô ra sát mặt đường. Nếu tháo dỡ thì phải bồi thường. Vì vậy vẫn cho phép tồn tại.
|
Thế nhưng những “tồn tại” như vậy sau khi giải tỏa ở các tuyến đường đã xuất hiện rất nhiều. Và những trường hợp đó không chỉ làm cho mặt tiền nhiều con đường bị xấu đi vì có những căn nhà lòi ra, thụt vào như hình răng cưa rất khó coi, mà còn là cái cớ phát sinh khiếu nại vì sự không công bằng.
Theo ông Đức thì đó là một vấn đề khác vì trong đợt giải tỏa, chỉnh trang đô thị lần này không có kinh phí để đền bù cho những trường hợp như vậy. Nếu có ý kiến của dân thì sẽ đề xuất cấp trên điều chỉnh, bổ sung.
tin liên quan
TP.HCM 'giành lại vỉa hè': Người dân tự tháo bỏ các công trình lấn chiếmNhiều công trình lấn chiếm vỉa hè đường Lý Thái Tổ, Sư Vạn Hạnh (P.9, Q10, TP.HCM) bị lực lượng Quản lý đô thị Q.10 phối hợp cùng UBND các phường trên địa bàn quận xử lý rốt ráo.
Bình luận (0)