Phải chăng để có được hiệu quả và hạnh phúc trong cùng một trường học là quá khó, khiến cho nhiều phụ huynh phải đánh đổi giữa chọn kết quả học tập với niềm vui của con
Ngày 7.11, tại hội thảo "Điều gì khiến
trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc?" do FAROS Education& Consulting (đơn vị đưa các giải pháp và mô hình
giáo dục tiến bộ về Việt Nam) tổ chức, các chuyên gia trao đổi rất nhiều về giải pháp mang đến hiệu quả và hạnh phúc cho một ngôi trường.
Giáo dục là trao niềm tin, hy vọng, tình thương
Ngay trong mục tiêu tổ chức hội thảo, đơn vị tổ chức đã quan niệm rằng, cha mẹ nào cũng mong muốn tìm được cho con mình một ngôi trường hiệu quả và hạnh phúc. Người làm giáo dục nào cũng mơ ước kiến tạo một ngôi trường hiệu quả và hạnh phúc. "Hiệu quả", nghĩa là giúp con trẻ chạm được đến những mục tiêu thiết yếu, quan trọng trên hành trình học tập và phát triển của các em. "Hạnh phúc", nghĩa là các em sẽ đạt được những mục tiêu ấy một cách lành mạnh và giữ được niềm vui khi đến trường, chứ không phải vùi mình trong những cuộc
đua thành tích hay bị biến thành những "cỗ máy học tập" vô hồn.
Để "hiệu quả" và "hạnh phúc" trong cùng một ngôi trường lcó phải à quá khó? Với nhiều người hiện nay, việc chọn trường cho con dường như là một cuộc đánh đổi. Chọn kết quả thì đành hy sinh niềm vui của con. Chọn niềm vui cho con thì đành chấp nhận kết quả học tập làng nhàng...
Theo bà Nguyễn Thuý Uyên Phương, nhà sáng lập và điều hành FAROS, những người mở trường đều ý thức rất rõ là họ cần dẫn dắt ngôi trường với những giá trị nhân bản, nhân văn và đạo đức. Trường giữ vai trò như một ngọn hải đăng để dẫn dắt cộng đồng của mình. Trường học kiến tạo không phải là nơi
kinh doanh giáo dục hay bán những giải pháp giáo dục theo mong đợi của phụ huynh.
Chia sẻ về điều này, bà Ngô Phương Thảo, Giám đốc Anbooks, kể lại: "Ngày xưa, tôi học
trường chuyên, là "gà nòi" chính hiệu ở H.Tam Kỳ (Quảng Nam). Vào một đợt thi học sinh giỏi, dẫn tôi đi thi lại là vợ của thầy hiệu trưởng. Cô không làm gì liên quan đến giáo dục cả nhưng tình nguyện dẫn đứa học sinh nghèo ra
Đà Nẵng đi thi. Sáng hôm sau, cô dẫn tôi đi ăn bún. Khi tôi đang ăn, cô hỏi tôi "sao cô thấy con có vẻ buồn?" và đặt nhẹ bàn tay lên đầu tôi. Hơn 30 năm trôi qua, tôi nhớ mãi một người quan tâm đến tôi, đặt bàn tay lên đầu tôi như vậy. Đó là giáo dục, là cảm giác bạn đang ở đây, sẵn sàng tấm lòng, sẻ chia tình thương vô điều kiện với người khác. Giải học sinh giỏi của tôi là mang về cho tỉnh chứ không cho cô. Người dạy tôi cũng là chồng cô. Cô ấy cũng không cần gì của tôi cả. Nhưng cô ấy quan tâm đến đôi mắt buồn của tôi lúc đó. Điều đó khiến tôi nhớ mãi và quyết đi theo con đường giáo dục".
Theo bà Thảo, giáo dục không phải là điều chúng ta nói về kiến thức, tài năng... Giáo dục là chúng ta muốn trở thành người để che chở cho người khác, che chở cho chính mình. Một cái xoè tay trên trán một đứa trẻ đang buồn hoàn toàn không khó, không cao siêu. Nhưng nếu bạn giải quyết được cảm giác ngay thời điểm đó, bạn đã trao cho đứa trẻ niềm tin, hy vọng, tình thương. Từ đó, đứa trẻ sẽ hoàn thiện bản thân, vì đứa trẻ tin vào bản thân, tin vào con người. Đó là giá trị lớn nhất và điều dễ dàng để làm nhất.
Vì sao có sự đối đầu giữa phụ huynh và nhà trường?
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương, nhà nghiên cứu giáo dục, cho rằng hiện nay đang có một áp lực vô hình của xã hội lên giáo dục. Trong đó có áp lực về truyền thông.Theo nghiên cứu, truyền thông ảnh hưởng đến con người trong xã hội, thậm chí lớn hơn trường học. Những "giang hồ mạng" như
Khá BảnH,
Huấn Hoa hồng có "sức mạnh" ảnh hưởng lớn hơn thầy cô rất nhiều.
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo.
Trên quy mô toàn cầu, có một vấn đề lớn đang xảy ra là sự đối đầu giữa công dân và nhà trường. Ở Nhật Bản hiện nay có 2 từ nhắc đến phụ huynh là monster parents (cha mẹ quái vật) và "phụ huynh bảo hộ quá mức". Ở Việt Nam cũng thấy rõ điều này ."Phụ huynh bảo hộ quá mức" đến nỗi con cao 1,8 m nhưng chỉ cần bị thầy cô bắt kê một cái bàn là bố mẹ có thể phàn nàn với nhà trường. "Phụ huynh quái vật" là luôn nhìn nhà trường như một kẻ cần tấn công và tiêu diệt.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương: "Đang có sự đối đầu giữa phụ huynh và nhà trường".
|
"Khi phụ huynh đối đầu với giáo viên trong trường học, họ không coi thầy là người dẫn dắt, hướng đạo con mình. Họ coi đấy là trận chiến giữa công dân và người đại diện cho quyền lực. Vì thế khi xảy ra sự cố, phụ huynh sẵn sàng tấn công trường học và giáo viên cũng luôn dùng quyền lực áp chế để giải quyết mối quan hệ đó", tiến sĩ Vương nhận định.
Bình luận (0)