Heo thành người gác cổng cho chủ
Chuyện con heo tinh khôn, thông minh và hoang dã của ông Trường ở thôn Thượng gây xôn xao một vùng. Nó xuất hiện ở đâu là y như rằng thu hút sự chú ý, gây cười cho mọi người. Từng có một vài người lạ có ý định bắt nó nhưng không thể nào bắt được. Giờ con heo được hơn 2 tuổi và nặng cỡ 2,5 tạ nên khả năng dùng sức người để bắt nó càng khó.
tin liên quan
Tết Kỷ Hợi, gặp những chú heo siêu 'hot' gây bão đình đám mạng xã hội
|
Tôi tìm đến thôn Thượng theo lời giới thiệu của một người dân trong vùng. Con heo được ông Trường gọi tên là Lích. Hỏi sao gọi tên đó, ông bảo, theo tiếng dân tộc thiểu số một số vùng gọi heo là lích nên ông gọi theo thành quen. Kể về Lích, ông Trường cười từ đầu đến cuối. Kể xong chi tiết nào đó, ông lại cười nói: “Hắn lạ rứa đó, lạ thiệt”.
Ông Trường kể hơn 2 năm về trước, vợ ông còn sống, nhà ông có nuôi heo nái. Heo mẹ đẻ được đàn con, hai vợ chồng ông vui mừng đỡ đẻ từng con một rồi chăm sóc cẩn thận. Được tầm nửa tháng thì vợ ông đột ngột qua đời vì bị tai nạn giao thông khi đang đi trên con đường gần nhà. Từ đó, ông Trường một mình chăm đàn heo. Đến kỳ bán heo giống, ai nấy tới ngỏ mua hết chỉ còn một con bị chê ỏng chê eo là heo đực, không mua.
“Không ai mua thì tui để nuôi chớ có chi mô (gì đâu - PV) hè”, ông Trường nói. Lạ ở chỗ, càng lớn thì con heo càng nghịch, nó cứ nhảy khỏi chuồng ra bên ngoài “ăn chơi”, đến giờ ăn thì nhảy vào ăn, xong lại nhảy ra. Thấy tình hình không ổn, ông Trường bèn đưa nó ra trang trại ở cách nhà khoảng 1 km để nuôi.
|
|
|
|
Ra trang trại, mặc dù ông Trường che chắn chuồng rất cao nhưng nó vẫn phốc ra ngoài được. Và càng ngày, Lích càng tinh khôn kỳ lạ. Ông Trường nói gì nó cũng nghe, hiểu và làm theo. Đặc biệt nó như “người gác cổng” trong trang trại, người lạ vào là nó canh giữ, lấy gì nó cũng không cho. Ví như có người vào xin, mượn đồ đạc thì nó gầm gừ ngăn. Chỉ khi ông Trường nói với nó, nó mới đồng ý.
|
|
|
Ông kể tiếp: “Nói cái gì nó nghe cái đó. Hắn đi ăn chỗ mô cũng rứa, kêu là chạy về, về có ăn thì ở lại, không thì đi lại. Bất cứ ăn cái gì hắn cũng tranh ăn trước, không cho bò ăn mô; ăn trước đã mới đến lượt bò”.
Trời nắng, đi ăn rồi khát nước, nó đi tìm nơi nào có nước để uống, không có nữa thì nó chạy về trang trại uống nước trong các hồ.
|
Lích ăn gà thì nhả xương, ăn trứng bỏ vỏ
Ông Trường dẫn tôi ra trang trại nằm phía bên kia quốc lộ 1A để xem Lích. Khi đến, không thấy bóng dáng Lích đâu, ông liên tục gọi: “Lích Lích” rồi ông tự hỏi: “Lích mô rồi hè, đi mô rồi Lích. Chắc hắn lại chạy đi chơi mô rồi”.
Rồi Lích ngoan ngoãn đi theo ông Trường vào trong sân nhà. Ông Trường kêu chạy, nó cũng đon đả chạy theo. Ông Trường cầm chuối ra cho ăn, Lích ăn ngon lành.
Hễ trời nắng, Lích lội xuống ao cho mát, ngâm mình trong nước, chỉ giơ mõm lên như... con trâu. Ông Trường trò chuyện với nó như với một con người. Ông bảo Lích nằm ngủ là nó nằm xuống ngủ.
|
|
|
“Có lần cúng ở ngoài khu nghĩa địa, gà luộc còn sống, mấy người cho nhưng hắn không tới ăn. Tui kêu cái, hắn tới ăn. Hắn ăn hết con gà, hắn nhổ xương ra hết. Bắt đầu cho ăn trứng lộn, hắn ăn là nhả vỏ ra hết. Trước đây được cho kẹo hắn ăn ngang hết, sau này không nữa, chân hắn đạp xé vỏ ra mới ngồi ăn. Mấy con bò tới là hắn tha chạy đi đã. Hắn tức cười lắm”, ông Trường kể tiếp.
Nhiều người lạ thấy Lích đi trên đường đều dừng lại chụp hình. Có người không biết sự gắn bó, thấu hiểu, tình cảm giữa Lích và ông Trường nên bảo ông làm thịt mà ăn, thịt chắc ngon hơn lợn rừng nhưng ông Trường đều lắc đầu. Với ông, con lợn không chỉ là những kỷ niệm, giúp ông giữ đàn bò mà còn như là người bạn để tâm tình chuyện trò, là niềm vui cho ông trong những ngày quạnh quẽ.
Bình luận (0)