Theo đánh giá của Bộ khi đó, HS diện “ngồi nhầm lớp” có ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, tập trung nhiều nhất ở vùng miền núi, vùng điều kiện khó khăn. Có những địa phương số HS ngồi nhầm lớp lên tới gần chục nghìn. Năm học 2007 - 2008, giám đốc sở GD-ĐT và các hiệu trưởng có kế hoạch triển khai các giải pháp đặc biệt để trong vòng từ 2 - 3 năm khắc phục cơ bản việc "ngồi nhầm lớp".
Có rất nhiều văn bản, chỉ đạo đã được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng này. Thời đó, có một giải pháp tình thế được Bộ đặt ra là mô hình “sáng 5, chiều 1” đối với HS ngồi nhầm lớp. Tức là buổi sáng HS vẫn học lớp 5 theo chương trình chính khóa nhưng buổi chiều phải học lớp 1 để học lại từ đầu.
tin liên quan
Học sinh lớp 6 phải quay về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết: Áp lực thành tích quá rõ!Hiện tượng học sinh không đạt yêu cầu tối thiểu vẫn được lên lớp, còn gọi là 'ngồi nhầm lớp', tồn tại từ hàng chục năm nay.
Cuối năm 2015, trong văn bản gửi tới các sở về chấn chỉnh tình trạng HS "ngồi nhầm lớp", Bộ yêu cầu địa phương siết chặt hơn công tác kiểm tra đánh giá HS, rà soát trình độ và phân loại HS để có biện pháp kịp thời giúp đỡ HS đạt yêu cầu chuẩn kiến thức...
Một cựu giám đốc sở GD-ĐT chia sẻ: “Áp lực thành tích hầu như từ chính lãnh đạo địa phương. Năm đầu tiên hưởng ứng phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ phát động, chúng tôi làm nghiêm và tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh chỉ đạt hơn 50%, lập tức ngành GD-ĐT phải giải trình với lãnh đạo tỉnh, rồi bị phê bình lên xuống”...
tin liên quan
Học lớp 6 phải quay về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết: Gia đình, nhà trường nói gì?Một học sinh lớp 6 nhưng không biết đọc, biết viết dù đã học ở một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trong một lần bàn luận về bệnh thành tích, đã đưa ra nhận định: “Chắc là còn lâu lắm chúng ta mới khắc phục được căn bệnh thành tích trong giáo dục. Vì sao? Vì cả xã hội đang chạy theo bệnh thành tích chứ không riêng ngành giáo dục. Giáo dục chỉ là sự phản ánh căn bệnh đó của xã hội”.
tin liên quan
Học sinh lớp 6 bị 'xuống lớp 1' vì không biết đọc, biết viếtDo không biết đọc, biết viết, có học sinh ở Sóc Trăng mặc dù đã học đến lớp 6 nhưng nhà trường buộc phải trả lại học từ lớp 1.
Bình luận (0)