Khai thác bệnh sử ghi nhận bệnh nhân được chẩn đoán bàn chân khoèo bên phải bẩm sinh, đã trải qua phẫu thuật lúc nhỏ nhưng bàn chân phải vẫn còn biến dạng, cong vòm, co rút gân gót, bệnh nhân đi với tư thế nhón gót (đi bằng mũi bàn chân).
Ngày 19.9, bác sĩ chuyên khoa 2 Phan Văn Tiếp (chuyên gia Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long) cho biết đối với bệnh lý chân khoèo bẩm sinh ở trẻ nhỏ thì việc điều trị càng sớm càng ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao. Việc điều trị cho những bệnh nhân tuổi càng lớn sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Bàn chân khoèo bẩm sinh là một tổn thương phức tạp. Trẻ bị bàn chân khoèo có dáng đi xấu, sẽ tự ti, nếu không được phẫu thuật thì khi lớn sẽ bị tàn tật suốt đời.
Bác sĩ Tiếp nhận định trường hợp bệnh nhân N. là một ca khó và phức tạp. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ tư vấn, giải thích cụ thể cho người nhà về tình trạng chân khoèo của bệnh nhân cần phải phẫu thuật.
Bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình gân gót, cân gân chân, cắt xương sửa trục bàn chân. Sau cuộc phẫu thuật, bàn chân phải của bệnh nhân đã trở về hình dáng giải phẫu bình thường. Bệnh nhân còn được xuyên đinh để cố định xương và bó bột chỉnh hình cẳng bàn chân gấp 90 độ.
Bác sĩ Tiệp khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện các tình trạng gãy xương và các di chứng như trật khớp bẩm sinh, bàn chân phẳng, bàn chân xoay trong, chân vòng kiềng, gối chữ O, gối chữ X, chân khoèo, tay khoèo, ngực lõm, bệnh hoại tử chỏm xương đùi, bệnh xương thủy tinh… cần đưa trẻ kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, ít tốn kém, giúp trẻ bớt tự ti và sớm hòa nhập với cuộc sống.
Bình luận (0)