Ngư dân thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân (H.Tuy Phong, Bình Thuận) đang rất lo lắng trước việc gần 1 triệu m 3 bùn thải sẽ được nhận chìm ở vùng biển Vĩnh Tân.
Người dân xã Vĩnh Tân đang lo rằng việc nhận chìm bùn thải xuống biển có thể ảnh hưởng đến nghề chài lưới bao đời nay của họ.
Các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân nhìn từ biển vào bờ Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Anh Lê Nguyễn Đăng Khoa, một người dân ở thôn Vĩnh Phúc, cho biết kể từ khi các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đi vào xây dựng và hoạt động, gia đình anh đã phải từ bỏ nghề truyền thống làm muối vì ô nhiễm môi trường.
Ngư dân Trần Văn Hoàng, một người dân vùng giáp ranh Cà Ná, Thuận Nam (Ninh Thuận) cho biết, gia đình ông đã vào Vĩnh Tân nuôi cá bè và tôm giống đã được 20 năm. Nhưng nay, các bè cá của gia đình ông đang lo nơm nớp.
Ông Nguyễn Văn Thanh, một người trông coi hồ nuôi tôm ở Bực Lở (xã Vĩnh Tân), cho biết công ty của ông phải đi hàng chục hải lý để lấy nước biển về nuôi tôm giống nhằm phòng trừ bệnh cho tôm. Ông Thanh lo nếu nhận chìm bùn thải ra vùng biển này thì "không biết còn lấy nước biển nuôi tôm giống nữa không".
Một số hình ảnh cuộc sống của người dân làng chài thôn Vĩnh Phúc được PV Thanh Niên ghi lại sáng 23.7:
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đang trong giai đoạn hoàn thành Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cầu tàu cảng than của nhà máy Vĩnh Tân 1, nơi sẽ được nạo vét gần 1 triệu mét khối bùn, cát Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tàu vận chuyển than chờ cập cảng Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cuộc sống của người dân làng chài thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân vẫn hối hả với nghề tôm cá Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Người dân thôn Bực Lở, xã Vĩnh Tân lo ngại việc nhận chìm bùn cát sau nạo vét có thể sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của họ Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngư dân lo lắng các nhà máy nhiệt điện sẽ tác động tiêu cực đến nghề biển lâu đời của ở Vĩnh Tân Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chiều 22.7, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên xung quanh việc Bộ TN-MT cho nhận chìm gần 1 triệu m3bùn thải ở Vĩnh Tân.
Bình luận (0)