[CHÙM ẢNH] Hàng ngàn cây cổ thụ bị đốn hạ để trồng cao su

04/07/2015 17:03 GMT+7

(TNO) Việc UBND tỉnh Quảng Bình quyết định chuyển đổi hơn 300 ha rừng tự nhiên lâu năm thuộc địa bàn 3 xã: Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy (H.Lệ Thủy) cho Tổng công ty 15 thuê trồng cao su đến năm 2065 khiến người dân hết sức lo ngại.

(TNO) Việc UBND tỉnh Quảng Bình quyết định chuyển đổi hơn 300 ha rừng tự nhiên lâu năm thuộc địa bàn 3 xã: Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy (H.Lệ Thủy) cho Tổng công ty 15 thuê trồng cao su đến năm 2065 khiến người dân hết sức lo ngại.
Gỗ lớn bị đốn hạ nằm la liệt
Xã Lâm Thủy có diện tích chuyển đổi lớn nhất với hơn 231 ha. Tổng số cây bài chặt là 10.729 có đường kính từ 25 cm trở lên, sản lượng gỗ thương phẩm hơn 4.402 m3.
Tại hiện trường, gỗ bị chặt hạ chở ra tập kết dọc đường lên bản Eo Bù Chút Mút có đường kính rất lớn, có cây đường kính hơn 1 sải tay và thân rất dài.
[CLIP] Cạo trọc rừng cây cổ thụ để trồng cao su - Thực hiện: Trương Quang Nam
Nhiều người dân địa phương hết sức đau xót khi tận mắt thấy hàng ngàn cây cổ thụ bị đốn hạ. Họ rất lo ngại khi rừng cây lâu năm tồn tại bao bọc, che chở cuộc sống như một lá chắn giờ bị cạo trọc, san núi mở đồi trống trơ. Trong khi đây là vùng đầu nguồn, nằm ở địa bàn có địa hình dốc ngắn hướng từ tây sang đông và lại hứng chịu lượng mưa rất lớn hằng năm.
Chứng kiến cảnh tượng gỗ “khủng” nằm la liệt bên những mảng đồi đã bị cạo trọc, nhiều người day dứt với câu hỏi: Tại sao không bảo tồn, phát triển rừng, nâng độ che phủ rừng ở đó?
Sau đây là chùm ảnh do phóng viên Thanh Niên Online ghi tại vùng rừng bị đốn hạ.
 
Cây có đường kính hơn sải tay bị đốn hạ
Nhiều diện tích rừng tự nhiên lâu năm với nhiều cây cổ thụ bị đốn hạ để trồng cao su, trong khi giá cao su đang giảm thê thảm từ 3 năm qua, người trồng cao su nhiều nơi đang chặt bỏ thay thế cây khác
 
Gỗ lớn bị đốn hạ nằm la liệt
Khu vực rừng bị cạo trọc để trồng cao su có độ dốc khá lớn
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.