(TNO) Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 18.5 (rạng sáng 19.5, giờ VN), thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục ghi nhận sự giảm điểm của các chỉ số tại châu Á, châu u và Mỹ.
Là khu vực đóng cửa sớm nhất, chứng khoán châu Á ghi nhận biên độ giảm mạnh nhất trong phiên 18.5 này. Chỉ số MSCI Asia Pacific để mất thêm 2,5%, xuống mức 112,58 điểm.
Đây là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ phiên ngày 10.11 năm ngoái. Trong tuần này, chỉ số MSCI Asia Pacific đã giảm tổng cộng 5,1%.
|
Chứng khoán châu Á giảm mạnh trong phiên này là do những tác động muộn của thông tin về thị trường lao động Mỹ và các ngân hàng châu u bị cắt giảm xếp hạng tín dụng. Tính riêng từ đầu tháng 5 tới thời điểm hiện tại, đã có gần 4.000 tỉ USD bị quét ra khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu do những ảnh hưởng của nợ công châu u, mà điển hình là vấn đề Hy Lạp.
Trên các thị trường thành viên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản để mất 265,28 điểm, tương đương mức giảm 2,99% so với phiên trước đó, xuống chốt phiên cuối tuần ở mức 8.611,31 điểm. Chỉ số HSI của Hồng Kông giảm 249,08 điểm, tương đương mức giảm 1,3%, xuống còn 18.951,85 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt giảm 1,44% và 1,53%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 2,67%, trong khi đó chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm mạnh 3,4% trong phiên này.
* Tại châu u, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm phiên thứ 5 liên tiếp, ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Chỉ số này mất thêm 1,1% trong phiên cuối tuần 18.5.
Trong tuần này, STXE 600 đã giảm tổng cộng 5,2% và giảm tới 7,2% so với hồi đầu tháng.
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,33%, xuống còn 5.267,62 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm nhẹ 0,13%, chốt phiên ở mức 3.008 điểm, còn chỉ số DAX giảm 0,6%, xuống còn 6.271,22 điểm.
Chỉ số FTSE MIB của Ý giảm 0,31%, chỉ số PSI General của Bồ Đào Nha giảm nhẹ 0,21%. Trong khi đó, chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha và ASE của Hy Lạp bất ngờ tăng 0,44% và 2,54%.
Việc hãng định mức tín dụng Moody’s tuyên bố hạ mức xếp hạng tín dụng của 16 ngân hàng Tây Ban Nha đã khiến cổ phiếu nhóm ngành tài chính - ngân hàng châu u giảm đáng kể. Nhóm cổ phiếu này giảm thêm 1,1% trong phiên cuối tuần 18.5.
* Tại Mỹ, bất chấp sự kiện chào sàn hoành tráng của Facebook, cổ phiếu được săn đón hàng đầu trong những ngày vừa qua tại Mỹ, Phố Wall ghi nhận một tuần giảm điểm trọn vẹn.
Chỉ số thị trường S&P 500 giảm 0,7% trong phiên này, xuống còn 1.295,22 điểm. Đây là phiên giảm thứ 6 liên tiếp của chỉ số này, với tổng mức giảm lên tới 4,6%. Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 73,11 điểm, tương đương giảm 0,6% so với phiên trước, xuống chốt phiên ở mức 12.369,38 điểm.
Trên sàn Nasdaq, nơi niêm yết chính thức cổ phiếu của Facebook với mã FB, chỉ số tổng hợp Nasdaq Composite giảm mạnh 1,2%, xuống chỉ còn 2.778,79 điểm. So với mức chốt phiên cao nhất của năm nay (ghi nhận ở phiên 11.3), chỉ số Nasdaq Composite đã giảm tới 11%. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq 100 giảm 1,22% trong phiên này.
Cổ phiếu của Facebook ngay sau khi chào sàn đã nhanh chóng tăng lên mức 45 USD/CP (tương đương tăng 18%). Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian giao dịch còn lại của phiên lại không duy trì được đà tăng giá này. Chốt phiên giao dịch đầu tiên, FB tăng nhẹ 0,61%, lên mức 38,23 USD/CP.
Một số chuyên gia cho rằng, việc cổ phiếu FB lên sàn có lẽ đã được “đánh bóng” quá mức nên đã tạo nên hiện tượng tăng nhanh nhưng ngắn trong phiên giao dịch đầu tiên này. Tuy nhiên, những đánh giá lạc quan về cổ phiếu FB trước đó cũng đã giúp chứng khoán Mỹ tăng nhẹ ở đầu phiên giao dịch ngày 18.5.
Nhóm cổ phiếu công nghệ đóng góp vào chỉ số S&P 500 giảm 1,2% trong phiên này, là nhóm giảm mạnh nhất trong số 10 nhóm ngành đóng góp. Cổ phiếu Apple tăng nhẹ 0,1%, trong khi cổ phiếu Google giảm 3,6%. Cổ phiếu Autodesk giảm mạnh tới 13% trong khi cổ phiếu Yahoo tăng 3,7%.
Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số S&P 500 đã tăng 3,8%, trong khi STXE 600 của châu u giảm 1,2%.
Thu Hạnh
>> Cổ phiếu Facebook không đạt kỳ vọng ngày chào sàn
>> Kinh tế thế giới ảm đạm vì lo Hy Lạp rời khỏi eurozone
>> Chứng khoán u Mỹ quay đầu giảm điểm
>> Chứng khoán thế giới trái chiều sau kết quả bầu cử tại châu u
>> Chứng khoán u, Mỹ tăng mạnh phiên đầu tuần
>> Châu Á - Thái Bình Dương trước nguy cơ từ eurozone
Bình luận (0)