Tăng đường huyết, hoặc lượng đường trong máu cao, có thể trở nên cực kỳ nghiêm trọng nếu không được điều trị, nhưng may mắn thay, bạn có thể làm nhiều điều để giúp duy trì mức độ của mình.
Cùng với việc tập thể dục và dùng một số loại thuốc, bạn cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống để giúp giảm lượng đường trong máu.
Mặc dù không có bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống cụ thể nào tự động giúp hạ đường huyết, nhưng điều tốt nhất bạn nên làm là chọn đồ uống không làm tăng đường huyết của bạn, nói cách khác, là bất kỳ đồ uống nào không có carbohydrate", chuyên gia dinh dưỡng Meredith Mishan nói.
Tiến sĩ, bác sĩ Seema Bonney, người sáng lập và giám đốc y tế của the Anti-Aging & Longevity Center of Philadelphia, đã nói thêm về những loại đồ uống có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết của mình, theo Eat This, Not That!
1. Nước
Cách này có vẻ hơi nhàm chán, nhưng nước là thức uống tốt nhất mà bạn có thể tiêu thụ vì sức khỏe của mình.
Theo tiến sĩ Bonney, "nước thực sự giúp thận bài tiết lượng đường dư thừa trong máu, và một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Nutrition Research đã chứng minh rằng một người uống ít nước có nguy cơ tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao)", theo Eat This, Not That!
Tiến sĩ Bonney cũng gợi ý rằng nếu cảm thấy chán uống nước, bạn có thể thử nước có ga có hương vị để thay đổi.
2. Trà không đường
Những người uống trà đen có lượng đường trong máu thấp hơn những người dùng giả dược |
shutterstock |
Trà không đường là một thức uống khác mà bạn có thể uống mà không làm tăng lượng đường trong máu.
Tiến sĩ Bonney cho biết: “Một nghiên cứu năm 2016 đã chứng minh rằng những người uống trà hoa cúc 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần liên tục có khả năng kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Một nghiên cứu thú vị khác được công bố trên the Asia Pacific Clinical Nutrition Society đã chứng minh rằng những người uống trà đen có lượng đường trong máu thấp hơn những người dùng giả dược".
Tiến sĩ Bonney cũng lưu ý rằng nhiều loại trà cũng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn.
3. Cà phê
Không thêm kem và đường vào cà phê để có lợi ích nhiều nhất |
shutterstock |
Tiến sĩ Bonney khuyên bạn nên uống một đến hai tách cà phê mỗi ngày nếu bạn muốn giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến, nhưng cô ấy lưu ý rằng cách này sẽ hiệu quả hơn khi không thêm kem và đường vào cà phê.
Nghiên cứu: Uống tối đa 3 tách cà phê mỗi ngày giúp sống lâu |
“Một đánh giá có hệ thống năm 2019 cho thấy các nghiên cứu dài hạn (kéo dài từ 2 đến 16 tuần) về phản ứng của cà phê và glucose là thuận lợi do các chất chống oxy hóa có trong cà phê, giúp cải thiện tình trạng viêm và stress oxy hóa trong một thời gian dài", tiến sĩ Bonney nói, theo Eat This, Not That!
4. Sữa nguồn gốc thực vật
Sữa đậu nành |
Shutterstock |
Cuối cùng, tiến sĩ Bonney gợi ý nên chọn sữa không đường từ thực vật như đậu nành, hạnh nhân hoặc dừa, vì "các nghiên cứu đã chỉ ra rằng protein từ động vật có liên quan đến kháng insulin".
Tiến sĩ Bonney cũng lưu ý rằng bạn có thể muốn hạn chế hầu hết các loại sữa gạo, vì những loại sữa này thường có lượng đường bổ sung cao hơn nhiều so với các loại sữa có nguồn gốc thực vật thay thế khác, theo Eat This, Not That!
Bình luận (0)