Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện cùng lúc tất cả chỉ số quan trọng giúp kiểm soát tiểu đường. Đồng thời, tập luyện còn giúp nâng cao tâm trạng và tăng cường sức mạnh cơ bắp, theo Newsbreak.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và cải thiện sức khỏe tổng thể cho người tiểu đường loại 2 |
SHUTTERSTOCK |
Khi tập luyện thường xuyên, cơ thể người mắc tiểu đường sẽ xuất hiện những thay đổi sau:
Cải thiện độ nhạy insulin
Tác động quan trọng nhất của tập thể dục với tiểu đường loại 2 là cải thiện độ nhạy insulin. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tập thể dục giúp tăng mức độ phản ứng của cơ thể với insulin và giảm đường huyết.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Mayo Clinic Proceedings phát hiện tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nhu cầu sử dụng insulin ở người bị tiểu đường loại 2. Nhờ đó, người bệnh có thể cắt giảm chi phí điều trị.
Tập cardio hay các bài sức mạnh như nâng tạ sẽ giúp giảm đường huyết, giảm tình trạng kháng insulin, đánh bay mỡ thừa, kiểm soát huyết áp, tăng sức mạnh và khối lượng cơ, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) cho biết.
Giảm biến chứng
Tiểu đường loại 2 có thể dẫn đế những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên lại giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng này.
Người mắc tiểu đường có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao gấp đôi bình thường. Mắc tiểu đường càng lâu thì nguy cơ càng tăng. Tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ này.
Một biến chứng khó chịu khác của tiểu đường là tình trạng đau cứng khớp. Đường huyết tăng cao sẽ dễ gây viêm nhiễm.
Dù viêm nhiễm xảy ra ở vị trí nào trên cơ thể thì những chất gây viêm cũng sẽ theo máu đi khắp nơi. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến các khớp, gây đau cứng khớp. Những người cân nặng càng lớn thì áp lực lên khớp càng cao, dễ gây đau khớp và thoái hóa khớp.
Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm viêm mà còn giảm cân hiệu quả, nhờ đó cải thiện triệu chứng ở khớp.
Tăng cường sức khỏe tổng thể
Tập luyện thường xuyên, đặc biệt là các bài sức mạnh và cardio, sẽ giúp tăng sức bền và sức mạnh cơ bắp. Nhờ đó, cơ thể sẽ giữ thăng bằng tốt hơn, tăng mật độ xương, vận động linh hoạt và giảm nguy cơ té ngã, chấn thương.
Dù bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng các nghiên cứu cho thấy kết hợp chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp duy trì đường huyết ở mức khỏe mạnh mà không cần dùng thuốc, theo Newsbreak.
Bệnh nhân tiểu đường kể về thứ thuốc 'suýt gây mất mạng' |
Bình luận (0)