Ở độ tuổi 60, khoảng 20% nam giới và 10% phụ nữ mắc bệnh tim.
Ở độ tuổi 80, những con số này tăng lên 32% đối với nam giới và gần 19% đối với nữ giới.
Nếu đợi đến những năm 70 hoặc 80 tuổi mới bắt đầu chăm sóc sức khỏe tim mạch thì có thể đã quá muộn.
Ở độ tuổi 50 và 60, mọi người có cơ hội giữ cho trái tim mình khỏe mạnh nhất có thể, vì vậy hành động từ độ tuổi này hiệu quả hơn nhiều |
Shutterstock |
Khi già đi, tim trở nên cứng hơn và không đập nhanh như khi còn trẻ. Các động mạch đưa máu từ tim đến cơ thể cũng trở nên cứng hơn, có thể làm tăng huyết áp.
Tiến sĩ Daniel Forman, giáo sư, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch Lão khoa tại Khoa Y Đại học Pittsburgh (Mỹ), nói rằng: Ở độ tuổi 50 và 60, mọi người có cơ hội giữ cho trái tim mình khỏe mạnh nhất có thể, vì vậy hành động từ tuổi này hiệu quả hơn nhiều.
Một số điều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm huyết áp cao không kiểm soát được, cholesterol cao, tiểu đường, hút thuốc, thừa cân.
Rất nhiều yếu tố rủi ro trong số này có thể cắt giảm được. Vì vậy mọi người thực sự có thể tránh được bệnh tim, tiến sĩ John Dodson, giám đốc Chương trình Tim mạch Lão khoa của NYU Langone (Mỹ), cho biết.
Một vài thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khỏe tim mạch.
1. Chế độ ăn rất quan trọng
Điều độ là quan trọng hàng đầu, tiến sĩ Forman nói.
Ăn cân bằng: gồm trái cây giàu chất xơ, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Tập trung vào chất béo tốt: Bằng cách sử dụng dầu ô liu, cá béo và trái bơ.
Hạn chế đường và cholesterol.
Tránh chất béo bão hòa không lành mạnh: Chúng có trong thịt đỏ, thịt mỡ, da gia cầm, đồ chiên, các sản phẩm sữa nguyên béo và dừa.
Có thể theo chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH: Gồm nhiều axit béo omega-3 tốt cho tim mạch. (DASH là chế độ ăn uống ngăn chặn tăng huyết áp), theo WebMD.
2. Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục làm cho tim bơm máu hiệu quả hơn. Nó cũng cắt giảm chất béo, vì vậy tim không phải vất vả để đưa máu đi khắp cơ thể |
SHUTTERSTOCK |
Tập thể dục làm cho tim bơm máu hiệu quả hơn. Nó cũng cắt giảm chất béo, vì vậy tim không phải vất vả để đưa máu đi khắp cơ thể.
Các chuyên gia khuyên nên tập thể dục nhịp điệu như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội từ 150 - 300 phút mỗi tuần. Thậm chí chỉ cần 3 lần, mỗi lần 30 phút cũng tốt, theo WebMD.
Nếu được, nên thêm 2 buổi tập các bài tập tăng cường cơ bắp mỗi tuần, như tập tạ tay.
Khi già, các cơ bắt đầu teo đi, tiến sĩ Forman nói. Vì vây, tập luyện sức bền giúp giữ cho cơ bắp khỏe mạnh để có sức khỏe tập thể dục đều đặn.
Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và tập thể dục cũng giúp giữ cân nặng khỏe mạnh. Càng thừa cân, nguy cơ mắc bệnh tim càng cao.
3. Giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng thường dai dẳng làm thu hẹp động mạch, tăng huyết áp và làm cho bệnh tim dễ xảy ra hơn.
Đi dạo, thiền, xem phim hài, tâm sự với chuyên gia hoặc bạn tốt, ngủ đủ giấc có thể giúp giảm căng thẳng.
4. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc là một trong những thói quen có hại nhất cho trái tim. Các hóa chất trong khói thuốc lá gây hại cho tim và mạch máu, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim.
Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra ngừng hút thuốc ở độ tuổi 50 hoặc 60, và thậm chí ở độ tuổi 70 và 80, cũng đều rất tốt cho sức khỏe, tiến sĩ Forman nói.
5. Luôn theo dõi các chỉ số
Mọi người nên theo dõi mức huyết áp, mức cholesterol và cân nặng của mình |
Shutterstock |
Những chuyển biến xấu về tim và mạch máu có thể “rình rập” bất cứ lúc nào, đôi khi không có bất kỳ triệu chứng nào báo trước. Đó là lý do tại sao cần phải đi khám thường xuyên.
Đi khám ngay nếu tức ngực, cảm thấy rất yếu, kó thở.
Tiến sĩ Dodson nói: Mọi người nên theo dõi mức huyết áp, mức cholesterol và cân nặng của mình, theo WebMD.
Tùy vào những con số này, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra canxi mạch vành để xem có lắng đọng canxi trong động mạch hạn chế lưu lượng máu đến tim hay không. Đó là dấu hiệu của bệnh tim sớm.
Bình luận (0)