• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai dạy cha mẹ cách nói để con nghe

Thùy Dung P
thuydung12@gmail.com
25/07/2020 10:33 GMT+7

Con còn nhỏ ríu rít suốt ngày vui nhà vui cửa, con lên ba lên năm thấy gì cũng hỏi khiến cha mẹ than trời. Đến khi con bước vào tuổi teen hỏi chẳng kể, nói chẳng nghe… Lúc này, cha mẹ lại đi tìm cách để nói con nghe và nghe con nói.

Con không muốn nói chuyện

Có người mẹ cho rằng nói chuyện với con trai khó hơn nói chuyện với con gái. Chị nói gì, hỏi gì con chị cũng trả lời nhát gừng cho qua. Vì thế chị tìm đến các chuyên gia để học cách giao tiếp với con trai.

Một người mẹ khác vốn có tính kiên nhẫn, điềm đạm nhưng luôn cảm thấy bất lực khi con trai 14 tuổi không chịu nghe mình nói chuyện. Ngược lại, con cho rằng chị chẳng khi nào chịu lắng nghe con nói. Dù con vẫn là cậu bé ngoan và học tốt thì chị vẫn rất buồn, cảm thấy bất lực và khóc. Chị tự hỏi: Mình có lắng nghe mà? Làm sao để con kiên nhẫn hơn và chịu nói chuyện với mình?

Chia sẻ trong một buổi trò chuyện với cộng đồng Cha mẹ chuyên nghiệp, Á hậu Quý bà thế giới Nguyễn Thu Hương - mẹ của 2 cậu con trai kể: “Khi tôi kể chuyện bạn bè mình cho con trai tôi rằng mấy bạn tuổi teen không kiên nhẫn nói chuyện với ba mẹ, thì con tôi  cậu bé 13 tuổi trả lời rằng: “Tụi con không có vấn đề gì đâu. Cha mẹ mới có vấn đề. Tụi con đã lớn rồi còn ba mẹ vẫn nghĩ về tụi con như ngày nhỏ”.

Thu Hương cũng trải lòng tâm sự rất thật: “Đã rất lâu rồi tôi mới có một cuộc nói chuyện thoải mái, vui vẻ với con. Hai mẹ con nói chuyện về công việc kinh doanh, vì con hứng thú nên hỏi liên tục và cuộc trò chuyện kéo dài gần 2 tiếng. Tôi nhận ra trước đó tôi chỉ đang cố gắng nói chuyện với con, muốn xen vào câu chuyện của con nhưng bé thấy mẹ không thuộc về thế giới đó. Vì vậy tôi cho rằng cha mẹ phải tìm được đề tài mà cả con và mình đều thấy hấp dẫn, đồng thời có thể trao đổi thoải mái với nhau”.

 Nói để hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn

Gần đây truyền thông gia đình thường được nhắc đến và thu hút sự quan tâm của phụ huynh. Hiểu một cách đơn giản thì truyền thông gia đình chính là truyền đạt thông tin để mọi người trong nhà hiểu nhau và làm nhau hài lòng, hạnh phúc, mỗi người đều cảm thấy yên tâm đồng thời cảm nhận được tình yêu thương mà người thân dành cho.

Để truyền thông tốt trong gia đình, theo chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Lý Thị Mai, mỗi gia đình phải lập ra những thỏa thuận, thỏa ước cụ thể và thực hành để chúng trở thành thói quen. Ví dụ như bữa ăn gia đình vào giờ nào ngày nào, khi ăn phải tắt điện thoại, chủ đề nào sẽ nói trong bữa ăn… Trong thỏa ước nói rõ chồng làm gì, vợ, con làm gì… Ngoài ra, cần thỏa ước cả những chuyện như nếu một thành viên có biểu hiện giận dữ thì đừng ai đuổi theo, truy vấn hay tiếp tục to tiếng…

Chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Lý Thị Mai. Ảnh FBNV

Thực tế cuộc sống các gia đình cho thấy con càng lớn thì các thành viên càng ít tương tác với nhau vì con bận học cha mẹ bận làm. Tuy nhiên nếu thói quen trò chuyên đã được tập từ nhỏ, lời yêu thương dễ dàng thốt ra thì đến khi con lớn hơn, chuyện truyền thông gia đình dù gặp vấn đề cũng dễ để tìm ra đâu là nút thắt.

“Những xung đột hoặc tắc nghẽn thông tin trong gia đình hiện tại vẫn có thể được sửa chữa. Không bao giờ là muộn để thay đổi kể cả khi đã có chuyện đáng tiếc xảy ra. Hãy thay đổi khi ai đó chân thành hối lỗi, sửa đổi và cha mẹ là người luôn khao khát làm điều tốt nhất cho con, cho bạn đời – vậy hãy ngồi xuống và cùng nhau làm ra những thỏa ước cụ thể bằng tình yêu thương”, TS Lý Thị Mai cho biết.

Nhiều phụ huynh cho rằng nhường nhịn, lùi một bước đôi khi cũng là kế sách hay trong truyền thông gia đình. Tuy nhiên theo TS Mai, đôi khi hãy cho phép bản thân được lớn tiếng để giải tỏa cảm xúc nhưng phải tuân thủ nguyên tắc không tổn thương, xúc phạm nhau dù bằng lời hay hành động. Riêng với con cái, nếu chưa gì đã vội vã kết luận “con cãi mình” thì cha mẹ rất nhanh mất bình tĩnh.

Ngày nay, các con phát triển nhanh hơn chúng ta nghĩ. Cha mẹ phải lớn cùng con, hiểu ngôn ngữ của các con, biết chủ đề các con quan tâm và kiên nhẫn khi nói chuyện với con. Muốn lời mình “lọt tai” con thì phải biết con mong đợi gì ở mình. Quan trọng hơn, các câu hỏi cần có tính gợi mở, đề tài phù hợp với sự quan tâm ở lứa tuổi con. Khi con kể thì lắng nghe như một người bạn, đừng phán xét con.

Cách tiếp cận với con như thế nào? “Hãy toàn tâm toàn ý”, TS Mai trả lời. Sử dụng cả truyền thông ngôn ngữ và truyền thông phi ngôn ngữ. Nếu mẹ thể hiện cách nhìn, cách nghe là đang rất muốn nghe thì con sẽ rất muốn nói. Cha mẹ vừa làm việc hay vừa bấm điện thoại vừa nói chuyện con sẽ không thích. Và hãy nhớ dùng ngôn từ tích cực và các câu hỏi mở để sẽ đem đến năng lượng tốt trong gia đình.

“Cha mẹ chuyện nghiệp không có nghĩa là cha mẹ siêu việt, mà là cha mẹ biết vận dụng các kiến thức, phương pháp để “chạm” đến trái tim của con mình”, TS Mai cho biết.

Top
Top