Tự động phát
Reuters dẫn lời nhà hóa học phóng xạ Boris Zhuikov cảnh báo nếu hệ thống làm mát lò phản ứng ở Zaporizhzhia bị hư hại, có khả năng sẽ xảy ra một tai nạn nghiêm trọng, "ở mức độ thảm họa Fukushima".
"Pháo kích có thể gây hư hại cho nhà máy hạt nhân, chắc chắn đúng. Nhưng khả năng lớn nhất thì không phải là do lò phản ứng bị tác động trực tiếp. Lò phản ứng đang được bảo vệ tốt. Nó có cấu trúc tốt và lớp vỏ bê tông chắc chắn. Hệ thống làm mát lò phản ứng có thể bị hư hại, mà hậu quả về nguyên tắc thì một tai nạn khá nghiêm trọng có thể xảy ra, không phải ở mức độ Chernobyl, mà ở mức Fukushima, khi các hạt nhân phóng xạ dễ bay hơi, như Iodine-131, Cesium-137, được giải phóng", ông Zhuuikov giải thích.
Nguy cơ thảm họa hạt nhân Chernobyl tái hiện ở Ukraine |
Theo chuyên gia này, nếu nguy cơ trên xảy ra, các vùng lân cận Ukraine và cư dân tại đó sẽ bị ảnh hưởng nặng. Ngoài ra, người dân ở khu vực Biển Đen, Bulgaria, Romania, và Nga cũng có thể bị liên lụy ở mức độ thấp hơn. Tuy nhiên ông Zhuikov không cho rằng sự có này sẽ khiến nhiều người thiệt mạng:
"Có thể cần phải tái định cư một phần lãnh thổ, có thể lên đến hàng chục km. Và cần thường xuyên kiểm soát liều lượng trên các bãi biển thuộc Biển Đen và tất nhiên là dọc theo sông Dnipro".
Chuyên gia này cũng nói rằng việc sơ tán chỉ cần thiết khi tai nạn thật sự xảy ra. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hiện liên tục tìm cách tiếp cận nhà máy Zaporizhzhia.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi thiết lập khu vực phi quân sự xung quanh nhà máy này. Liên Hiệp Quốc cho biết có đủ khả năng an ninh và hậu cần để hỗ trợ chuyến thăm nhà máy của IAEA nếu cả Nga và Ukraine đều đồng ý.
Nga chiếm quyền kiểm soát Zaporizhzhia hồi tháng 3.2022, không lâu sau khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Nga, LHQ thảo luận về khủng hoảng nhà máy hạt nhân Ukraine |
Bình luận (0)