Chuyện thiên văn thú vị: Bí ẩn loại mây nhiều màu siêu hiếm, từng xuất hiện ở Việt Nam

14/11/2024 20:20 GMT+7

Những đám mây xà cừ siêu hiếm khiến nhiều người ngỡ ngàng khi quan sát bởi màu sắc óng ánh. Chúng được hình thành như thế nào?

Theo Space.com, mây xà cừ hay mây tầng bình lưu vùng cực là một loại mây siêu hiếm hình thành trong điều kiện rất lạnh và rất cao. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) mô tả, mây xà cừ có màu sắc óng ánh, được tạo ra khi ánh sáng mặt trời tương tác với các tinh thể băng nhỏ.

Những đám mây này được nhìn thấy vào mùa đông ở các khu vực có vĩ độ cao, bao gồm Bắc Cực, Scotland, Scandinavia và Alaska. Đôi khi chúng hình thành ở các khu vực khác ở Bắc Âu nhưng phổ biến nhất ở Nam Cực. Một số đám mây xà cừ hình thành ở gần các dãy núi.

Chuyện thiên văn thú vị: Bí ẩn loại mây nhiều màu siêu hiếm, từng xuất hiện ở Việt Nam- Ảnh 1.

Mây xà cừ từng xuất hiện ở Tây Ninh vào tháng 6.2023

Ảnh: TNO

Ở một số nơi, các đám mây xà cừ có màu sắc rực rỡ và khác thường đến mức đôi khi chúng bị nhầm lẫn với cực quang, là những màn trình diễn ánh sáng đầy màu sắc gây ra bởi sự tương tác giữa các hạt tích điện và bầu khí quyển trái đất và không liên quan đến các đám mây xà cừ.

Mây xà cừ hình thành thế nào?

Theo WMO, để các đám mây xà cừ hình thành, không khí phải lạnh hơn khoảng -85oC. Không giống như hầu hết các đám mây hình thành ở lớp đầu tiên của bầu khí quyển trái đất, các đám mây xà cừ hình thành ở tầng bình lưu, lớp khí quyển thứ hai của trái đất.

Theo The Convers, trong những điều kiện lạnh giá này, tất cả hơi ẩm trong không khí đã được chuyển thành chất lỏng và tinh thể băng siêu lạnh. Các tinh thể băng hình cầu tạo nên các đám mây có đường kính chỉ 10 micromet - mỏng hơn chiều rộng điển hình của một sợi tóc người.

Các chuyên gia cho biết thời điểm tốt nhất để quan sát các đám mây trong ánh hào quang trọn vẹn của chúng là vào lúc chạng vạng, thời điểm ngay trước bình minh hoặc sau khi mặt trời lặn, khi mặt trời ở dưới đường chân trời. Do độ cao và độ cong của hành tinh chúng ta, ánh sáng mặt trời chiếu sáng chúng từ bên dưới.

Ở hầu hết các vị trí có vĩ độ cao nơi những đám mây này hình thành, chúng rực rỡ nhất khi mặt trời ở từ 1 đến 6 độ dưới đường chân trời, mặc dù chúng cũng phát sáng màu cam và hồng trong khoảng thời gian mặt trời ở xa hơn phía dưới đường chân trời, trước bình minh và sau khi mặt trời lặn, theo WMO.

Sự khác biệt giữa mây xà cừ và mây dạ quang là gì?

Trong khi các đám mây xà cừ hình thành ở tầng bình lưu, thì các đám mây dạ quang hình thành ở tầng trung lưu, lớp khí quyển của trái đất ngay phía trên tầng bình lưu. Bởi vì điều này, những đám mây dạ quang tỏa sáng vào đầu buổi tối, không phải ngay sau khi mặt trời lặn như những đám mây xà cừ, vì chúng cao hơn và phản chiếu ánh sáng mặt trời khi mặt trời ở xa hơn phía dưới đường chân trời. Loại mây này xà cừ này hiếm hoi được nhìn thấy ở Tây Ninh vào giữa năm 2023, khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.