Sau đây, tiến sĩ Hilary Jones, bác sĩ người Anh, chuyên thuyết trình và viết về các vấn đề y tế, sẽ hướng dẫn cách nhận biết ung thư ruột.
Một dấu hiệu đặc biệt của ung thư ruột liên quan đến một cảm giác sau khi đi đại tiện “vẫn còn muốn đi tiếp”. Đó có thể là một triệu chứng của căn bệnh chết người này, theo Express.
Theo tổ chức nghiên cứu ung thư của Anh - Cancer Research UK - cảm giác lúc nào cũng thấy đầy đầy, như thể đi chưa xong, ngay cả sau khi đi đại tiện, là một dấu hiệu của ung thư ruột, theo Cancer Research UK.
Có thể là do khối u đang phát triển gây ra cảm giác này.
Một dấu hiệu khác của ung thư ruột là chảy máu từ trực tràng, nghĩa là thấy máu trong phân hoặc phân có màu đen như hắc ín.
Thấy máu trong phân là một dấu hiệu nguy hiểm, cũng như sự thay đổi thói quen đại tiện khác với bình thường. Đó là đại tiện nhiều lần hơn, tiêu chảy hoặc táo bón - hoặc xen kẽ giữa hai điều này.
Có thể sờ thấy khối u ung thư trong ruột khi bác sĩ luồn ngón tay đeo găng tay vào hậu môn. Một cách khác có thể cảm nhận được khối u là ở bụng, thường thấy ở bên phải.
Các triệu chứng khác của ung thư ruột bao gồm: sụt cân, đau ở vùng bụng hoặc vùng hậu môn, mệt và khó thở.
Cancer Research UK khuyên, nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám ngay. Có thể không phải là ung thư, mà là bệnh khác, nhưng tốt nhất nên đi kiểm tra.
|
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ruột
Ăn các loại thịt đỏ và thịt chế biến như xúc xích, patê hộp, thịt nguội đã được khoa học chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
"Hãy thay thế thịt đỏ bằng thịt gà hoặc cá. Hoặc sử dụng đậu nành và các loại đậu thay cho thịt", Cancer Research UK đưa ra lời khuyên.
Điều bất ngờ là chế độ ăn uống thiếu chất xơ thậm chí có thể làm tăng nguy cơ hơn cả việc ăn thịt đỏ và thịt chế biến.
Ăn quá ít chất xơ chiếm gần 1/3 số ca ung thư ruột, trong khi ăn thịt đỏ ước tính gây ra 13% số ca, theo Express.
Tăng cường hàm lượng chất xơ bằng cách ăn uống: Gạo lứt, mì nâu, bánh mì nâu; Ngũ cốc tự rang xay; Trái cây và rau quả, như đậu Hà Lan và quả mâm xôi.
Một yếu tố nguy cơ khác là béo phì, chiếm 11% số ca ung thư ruột.
Hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ phát triển ung thư ruột.
Uống rượu, tuổi cao - đặc biệt là trên 75 tuổi và tiền sử gia đình mắc bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu lý do tại sao bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Hơn nữa, các khối u lành tính trong ruột, sỏi mật và nhiễm khuẩn Hp (H. pylori) cũng làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Bình luận (0)