Tự động phát
Cô Ngô Thị Thanh, tên thường gọi là cô Lan lớn lên tại dải đất miền Trung nắng, gió, thế nhưng số phận lại đưa đẩy cô vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh cho chính mình và gia đình. Trải qua bao nghề nghiệp vất vả khác nhau sau cùng cô quyết định gắn bó với món bánh tráng trộn cho đến nay.
|
“Món bánh tráng này tôi bán cũng được 15 năm. Lúc trước là tôi ở miền Trung, tôi hay bán bánh bèo. Tôi vào Sài Gòn, lúc ban đầu thì tôi chẳng biết làm gì để sống, tôi mới đi lấy ve chai tôi kiếm sống qua ngày. Tôi lấy ve chai xong rồi, tôi có số tiền tôi mới sang qua đại lý vé số, tôi lấy vé số tôi đi bán. Bắt đầu, tôi làm dần dần lên. Tôi mới thấy người ta bán bánh tráng trộn mà tại sao không có trộn mà cứ cắt bịch, bịch dị, xé cái muối ớt vào mang đi, bỏ xíu rau răm với xíu tắc thôi. Tôi mới suy nghĩ làm bằng cách nào để bán được đắt để có tiền mang về quê sinh sống gia đình, chớ bây giờ gia đình mình điều kiện khó khăn quá.”, cô Lan chia sẻ.
|
Dựa vào lời kể của cô Lan, nếu quay ngược dòng thời gian thì đây cũng được xem như một trong những xe bánh tráng trộn đời đầu, món bánh tráng được kết hợp với nhiều nguyên liệu, gia vị khác nhau mà mọi người quen gọi là bánh tráng trộn kiểu Sài Gòn.
|
Thực khách đến mua bánh tráng trộn của cô quen có, lạ có thế nhưng giữa họ luôn có một nhận xét chung, đó chính là món nem trong phần bánh tráng tại đây tạo nên một sự kết hợp rất hấp dẫn và lạ miệng.
|
“Ngon lắm, mùi vị nó đặc trưng khác biệt với mấy chỗ bình thường. Có nem, xoài nè mà xoài ở đâu cũng có đặc biệt ở đây có nem với lại da heo. Mình ăn bịch 30.000 đồng còn ví dụ như mấy bạn sinh viên muốn ăn bịch 15.000 đồng nhưng tại vì mình muốn ăn đầy đủ topping (đồ ăn kèm) thì mình mua bịch 30.000 đồng cho 2 người ăn”, anh Nguyễn Hoàng Thương, Q.1, TP.HCM chia sẻ
|
Lý do cô Lan phải xa quê, đến Sài Gòn bươn chải kiếm sống cũng vì lo cho cơm áo gạo tiền cho người thân. Chồng và con trai cô đều không may mắc bệnh tâm thần.
Cô Lan kể: “Chồng thì bệnh tâm thần mà con, con trai cũng bệnh tâm thần luôn. Anh với chú thì lúc trước đi xe, hồi năm học lớp 9 bị tai nạn lúc đó người ta chạy mất, người ta bỏ. Mà lúc đó, tôi nghèo quá tôi không lấy tiền đâu chạy chữa, chỉ là chạy đơn sơ thôi rồi về. Dần dần bị ảnh hưởng thần kinh ông chồng thì nặng hơn còn con thì đỡ hơn”.
|
Công việc bán bánh tráng trộn này mang đến cho cô Lan nguồn thu nhập nhưng nó cũng lấy đi của cô sức khỏe, cô và chiếc đai lưng đã nhuốm màu thời gian như hai người bạn tri kỷ. Chiếc đai ấy giúp cô trụ vững để tiếp tục công việc nhằm mưu sinh cho cô và cho cả chồng con mình.
Xe bánh tráng trộn cô Lan mở bán từ 10 giờ đến 22 giờ hằng ngày.
Bình luận (0)