Buồn nôn
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu của stress. Nhiều nghiên cứu cho thấy stress, lo lắng quá mức có thể kích thích nôn mửa và tình trạng gọi là “hội chứng ói mửa theo chu kỳ” - một tình trạng mà người bệnh bị buồn nôn trong một khoảng thời gian kéo dài thường bắt đầu vào cùng thời điểm của mỗi ngày.
Rụng tóc
Tóc rụng do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có stress. Tuy nhiên, rụng tóc liên quan đến stress thường xảy ra từng vùng. Đây là một rối loạn tự miễn mà tế bào bạch cầu tấn công nang tóc, khiến tóc rụng. Căng thẳng liên quan đến rụng tóc thường là tạm thời và có thể không được chú ý cho đến khi giai đoạn căng thẳng đã qua. Điều này là do stress ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng tóc.
tin liên quan
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị ung thư phổiUng thư phổi là 'kẻ giết người' hàng đầu ở cả nam và nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh này có thể là do ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và các mối nguy hiểm khác từ môi trường.
Chảy máu cam
Theo Rodalewellness, nhiều nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp, đối tượng nghiên cứu bị chảy máu cam sau khi lâm vào tình huống căng thẳng. Chảy máu mũi có thể xảy ra khi huyết áp tăng đột ngột mà không báo trước. Cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể là chảy một chút máu để kiểm soát huyết áp của bạn.
Đãng trí
Nếu bạn nhận thấy mình không thể nhớ chi tiết những gì vừa thảo luận sau một cuộc họp căng thẳng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy vùng não kiểm soát trí nhớ của bạn có vấn đề, tiến sĩ Jeffrey Rossman thuộc Trung tâm Canyon Ranch ở Lenox, Massachusetts (Mỹ) cho biết. Căng thẳng mạn tính có thể khiến Hồi Hải mã - vùng não kiếm soát bộ nhớ ngắn hạn bị một lượng lớn hormone stress cortisol tác động
Điều này có thể ức chế khả năng nhớ lại của não. Giải quyết vấn đề gốc rễ của stress là cách tốt nhất để lấy lại trí nhớ, nhưng cho đến khi đó, hãy viết lại những thông tin quan trọng và tìm cách để cải thiện trí nhớ.
tin liên quan
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị ung thư thậnKhảo sát mới đây của Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM) cho thấy ung thư thận đang ngày càng trẻ hóa, thậm chí xuất hiện cả ở những người dưới 30 tuổi.
Hệ miễn dịch suy yếu
Tác hại dễ nhận ra nhất mà stress tác động đến cơ thể là hệ miễn dịch suy yếu. Sở dĩ xảy ra điều này là do stress kích hoạt giải phóng catecholemine - hormone điều hòa hệ miễn dịch. Giải phóng hormone này trong một thời gian dài sẽ tác động đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, stress còn ảnh hưởng đến tuyến ức - tuyến sản sinh bạch cầu giúp chống lại nhiễm khuẩn, và gây tổn hại telomere - gien đóng vai trò trong quá trình sản xuất các tế bào miễn dịch.
Đổ nhiều mồ hôi
Mọi người đều biết rằng mồ hôi thường ra nhiều khi bị căng thẳng, tuy nhiên một số người bị chứng ra mồ hôi nhiều, đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân. Một nghiên đăng tải trên chuyên trang PloS One cho thấy toát mồ hôi do stress có thể tạo ra một số tín hiệu cụ thể khiến người xung quanh có thể cảm nhận thấy, khiến họ bị stress lây.
tin liên quan
6 dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị u nãoCác khối u não có đủ hình dạng và kích cỡ, và do đó, các triệu chứng của bệnh cũng đa dạng.
Thiếu tập trung
Căng thẳng làm giảm tập trung. Nếu như cuộc sống cá nhân có quá nhiều điều cần giải quyết, bạn sẽ thấy thực sự khó khăn để tập trung vào công việc. Về mặt sức khỏe, căng thẳng có thể gây nhức đầu, mỏi mệt, tất cả những điều đó đều làm giảm khả năng tập trung.
Rối loạn ăn uống
Đây là một chứng bệnh có nguồn gốc tâm lý, do quá căng thẳng. Việc quá stress có thể khiến bạn tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến những tác hại tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Bình luận (0)