Đây là cảnh tượng quen thuộc trên nhiều cánh đồng trũng ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, nơi nhiều người kiếm sống bằng nghề trầm mình dưới nước để cắt năn - loại cỏ mọc tự nhiên trên vùng đất phèn.
Năn dùng để phủ lên ruộng củ kiệu mới trồng để ngăn cỏ dại. Hết vụ, năn mục thành phân hữu cơ tốt cho đất. Nhận thấy công dụng của loại cỏ thiên nhiên, nhiều người đã hùn tiền thuê lại những thửa ruộng có năn mọc tự nhiên, cắt bán dần cho những nông dân trồng kiệu.
Trung bình 4 tháng, năn mọc dài 1,2 m sẽ thu hoạch một lần. Nước trong ruộng cao khoảng một mét, buộc người cắt năn phải trầm mình dưới nước nhiều giờ để thu hoạch.
Có những thửa đất ngập cỏ dại, nông dân miền Tây hùn tiền thuê lại: Vì sao?
"Trung bình một ngày một ngày làm bỏ công chi phí hết ngày cũng được 250 ngàn, 300 ngàn/ngày, làm chung hùn với nhau mình chia ngày công ra. Thường thường đi vợ chồng, anh em mần, hùn với nhau. Này để tủ kiệu, nó nhẹ hơn, đọt kiệu lên êm hơn. Còn rơm nó mưa xuống nặng đọt nặng lá nó không bằng cỏ nảy", anh Nguyễn Mai Tài (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ.
Cắt năng không khéo đôi lần cũng gây "tai nạn", khi thì trật tay, khi lại bị lưỡi liềm khứa vào. Nhưng với những nhiều người như anh Tài, nghề này tuy vất vả nhưng có "đồng ra đồng vào".
Sau khi nghỉ trưa, anh Tài cùng mọi người tiếp tục bó năn, chuyền lên xuồng dã chiến làm bằng tấm ni lông rồi mang ra lộ. Năn cắt xong xếp gọn gàng thành từng cụm, được quăng lên xuồng bằng ni lông "dã chiến" nổi trên mặt nước để kéo vào bờ.
Năn được chất ven lộ, chờ xe tải đến chở đi giao cho người mua. Ruộng năn ngập nước khoảng nửa năm chủ yếu vào mùa mưa và mùa nước nổi. Những tháng mùa khô, năn phát triển chậm hơn. Mặt ruộng đất cứng, người cắt có thể dùng xe máy để chở năn ra đường lớn.
Bình luận (0)