Các nhà khoa học hy vọng phát hiện này có thể giúp ngăn ngừa bệnh cũng như cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Trong thí nghiệm, nhóm khoa học gia tại Đại học Nam California (Mỹ) đã sử dụng một loại thuốc giúp giảm protein có tên là fibrinogen. Cách này đã có hiệu quả điều trị trên những con chuột bị Alzheimer, theo Daily Mail.
tin liên quan
Làm việc ở nơi thiếu ánh sáng có thể khiến bạn ‘ngu’ hơnNguyên nhân gây bệnh Alzheimer chủ yếu là do sự tích tụ các mảng bám của protein amyloid beta trong não. Tình trạng này gây gián đoạn các tín hiệu thần kinh, làm tê liệt chức năng nhận thức của não bộ.
Trong khi đó, fibrinogen là một loại protein trong máu giúp máu đông. Nhưng đôi khi chúng rò rỉ qua các mạch máu yếu và di chuyển đến não. Việc phơi nhiễm bất kỳ một loại protein nào, kể cả fibrinogen, qua thời gian cũng sẽ dẫn đến hình thành mảng bám protein amyloid beta trong não, gây Alzheimer và làm tổn hại chất trắng.
“Fibrinogen là loại protein cần thiết cho máu nhưng nó lại là chất độc với não”, tiến sĩ sĩ Berislav Zlokovic, một trong những tác giả của nghiên cứu tại Đại học Nam California, nói.
Trước đây, các thử nghiệm y học nhắm đến việc kiểm soát protein amyloid beta đều thất bại. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Nam California (Mỹ) lại nhắm đến fibrinogen và cho kết quả hết sức khả quan.
Khi các nhà khoa học dùng một loại enzyme để giảm lượng fibrinogen trong máu thì khối lượng chất trắng bị tổn hại ở những con chuột bị Alzheimer đã khôi phục được đến 90%. Kết nối giữa các tế bào não đã cải thiện đáng kể, đạt mức 80% so với trước đây.
Bình luận (0)