Còn ông Nguyễn Duy Tuyển, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM), cho biết trước mắt phải động viên giáo viên (GV) chạy tiết, tăng ca để đảm bảo chương trình học cho học sinh (HS). Sau đó, trường sẽ tính giờ phụ trội.
Trung bình, số tiết trách nhiệm của mỗi GV là khoảng 17 tiết/tuần, nếu dạy quá số tiết này thì các trường phải tính số tiết phụ trội để chi trả cho GV. Theo tính toán, riêng trong tuần đầu tiên này theo lịch dạy, nhiều trường đã phải trả hàng chục triệu đồng tiền phụ trội. “Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi vẫn chưa có phương án chi trả cụ thể, nhưng chắc chắn sẽ phải tính toán để GV không bị thiệt thòi”, ông Tuyển nói.
Để đảm bảo những quy định về giãn cách, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) cũng như các trường khác tại TP.HCM tách mỗi lớp thành 2 và tổ chức học trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Ông Phạm Phương Bình, hiệu phó nhà trường, cho biết GV vất vả hơn nhiều khi thời gian tổ chức tiết dạy theo thời khóa biểu gấp 2 lần bình thường, thực hiện lớp học theo 2 hình thức, vừa lên lớp vừa trực tuyến, phải điều chỉnh độ vênh trong một lớp và còn làm các công việc đảm bảo an toàn cho HS… Nếu thời gian thực hiện giãn cách kéo dài hơn nữa, nhà trường lo ngại về sức khỏe của GV.
Dù GV phải làm việc gấp 2 nhưng vị hiệu phó trên cho rằng thật ra việc tổ chức giảng dạy trong những ngày đầu HS trở lại trường chỉ để giải quyết mục đích thực hiện chương trình, đảm bảo an toàn cho HS còn để đánh giá hiệu quả giáo dục thì đạt khoảng 60%.
Có được tổ chức bán trú ?
Các phụ huynh HS cũng đưa ra những khó khăn trước những khuyến cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc không tổ chức bán trú nếu chưa đảm bảo an toàn.
Khi có những thay đổi về việc giãn cách HS, ông Phạm Phương Bình, cho biết các hoạt động trong trường có thể trở về trạng thái bình thường chứ không bắt buộc như trước kia. Đặc biệt, nhà trường chuẩn bị các công việc để tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú để hỗ trợ phụ huynh.
|
Bình luận (0)